Láng giềng Việt Nam đào xong giếng thẳng đứng 7.300 mét và 10.000 mét, 'chọc thủng' các tảng đá 500 triệu năm tuổi, tưởng thụt lùi nhưng sở hữu công nghệ tầm cỡ quốc tế

Công ty Trung Quốc CNPC đã vận hành giếng sâu 7.341 mét và một giếng khác 10.000 mét ở khu mỏ dầu Tarim.

China National Petroleum Corporation (CNPC) đã vận hành giếng sâu với công nghệ ấn tượng gần sa mạc Taklimakan ở vùng tây bắc Trung Quốc. Giếng này đạt kỷ lục khoan hàng ngày đạt 2.006 mét, đánh dấu bước đột phá về công nghệ.

CNPC cho biết, giếng có tên Ha 13-H9 thuộc khu mỏ dầu Tarim nằm ở huyện Shaya, tỉnh Aksu thuộc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương. Theo đó, hoạt động khoan giếng đạt thành tích về độ sâu cuối cùng là 7.341 mét và cũng đạt được mức kỷ lục theo ngày. 

Láng giềng Việt Nam đào xong giếng thẳng đứng 7.300 mét và 10.000 mét, 'chọc thủng' các tảng đá 500 triệu năm tuổi, tưởng thụt lùi nhưng sở hữu công nghệ tầm cỡ quốc tế- Ảnh 1.

Giàn khoan giếng Ha 13-H9.

Thành tựu này được ghi nhận là nhờ những tiến bộ đáng kể trong các công cụ kỹ thuật cần thiết, chẳng hạn như ống khoan cường độ cao, chất lỏng khoan chịu nhiệt độ cao và có khả năng chịu nhiệt lên đến 220 độ C và các công cụ ghi lại lịch sử để hoạt động ở độ sâu hàng nghìn mét dưới mặt đất. 

Những tiến bộ trong lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thăm dò dầu khí sâu trong lòng đất ở Trung Quốc. Đầu năm nay, CNPC đã tăng tốc độ khoan tại mỏ dầu Tarim, giảm bớt chu kỳ khoan với hơn 20%. 

Trong khi đó, tốc độ khoan hàng ngày để đào các giếng siêu sâu ở Trung Quốc liên tục phá kỷ lục. Trước đó, giếng dầu siêu sâu Shendi Take 1 cũng ở mỏ dầu Tarim đã vượt quá độ sâu 10.000 mét vào tháng 3 sau 279 ngày khoan. Đây cũng là giếng đầu tiên của Trung Quốc vượt qua độ sâu thẳng đứng hơn 10.000 mét. 

Láng giềng Việt Nam đào xong giếng thẳng đứng 7.300 mét và 10.000 mét, 'chọc thủng' các tảng đá 500 triệu năm tuổi, tưởng thụt lùi nhưng sở hữu công nghệ tầm cỡ quốc tế- Ảnh 2.

Giàn khoan giếng Shendi Take 1.

Hiện tại, với lỗ giếng siêu sâu 10.000 mét, quốc gia này đặt mục tiêu khai thác các khoáng sản và tài nguyên năng lượng phong phú cùng với đó là phát triển hoạt động nghiên cứu thành phần dưới mặt đất chưa được khám phá của bề mặt Trái đất. Giếng Shendi Take 1 được lắp đặt mũi khoan có thể đào sâu hơn 11.000 mét.

CNPC cho biết thêm, giếng sâu này được sử dụng để thăm dò nguồn tài nguyên dưới lòng đất, kiểm tra cấu trúc bên trong và sự tiến hoá bên trong trái đất và quá trình tích tụ dầu khí dưới độ sâu 10.000 mét. 

Nhà phát triển dự án cho biết, giếng này đã đi qua 13 đất, đào xuyên qua các tảng đá đã tồn tại 500 triệu năm và độ khó tăng theo cấp số nhân khi đào ngày càng sâu. Để đạt đến độ sâu 10.000 mét, Trung Quốc đã tự phát triển giàn khoan tự động đầu tiên trên thế giới đạt độ sâu 12.000 mét.

Ngoài ra, nhiều loại thiết bị và công nghệ cốt lõi khác nhau cũng được sử dụng. Công nghệ trên bao gồm dung dịch khoan với nhiệt độ cực cao 220 độ C và vít chịu nhiệt độ cao. Giếng được khoan bằng 26 mũi khoan và 1.060 cần khoan. 

Lưu vực Tarim là một trong những lưu vực dầu khí trong đất liền nhiều tiềm năng nhất của Trung Quốc, với nguồn tài nguyên dầu khí nằm ở độ sâu từ 6.000 đến 10.000 mét, chiếm lần lượt 83,2% và 63,9% tổng trữ lượng của lưu vực.

Những thành tựu như vậy cho thấy Trung Quốc đã tự gỡ bỏ “nút thắt” trong công nghệ khoan giếng siêu sâu và năng lực khoan dầu khí sâu, cùng với đó là công nghệ hỗ trợ của nước này đã đạt đến trình độ tiên tiến quốc tế. 

Tổng hợp