Bà Vương (70 tuổi) đến từ Thượng Hải (Trung Quốc) có trình độ học vấn không cao, gia cảnh ở mức trung bình. Bà luôn mang trong mình tư tưởng "trọng nam khinh nữ" nên dù có hai người con một trai, một gái thì lúc nào bà cũng chỉ coi trọng cậu con trai của mình.
Con gái tên Lưu được sinh ra khi bà Vương tròn 40 tuổi. Những tưởng ở tuổi trung niên, có cô con gái bầu bạn, bà Vương sẽ yêu thương con nhiều hơn. Nhưng bà vẫn dành mọi sự quan tâm cho con trai của mình.
Bởi bà tin rằng, con gái sớm muộn gì cũng đi lấy chồng, cũng thành con của nhà người ta. Suy nghĩ của bà đã làm ảnh hưởng tới con trai. Anh trai cũng không hề quý trọng em gái, coi em gái như người ngoài.
Bà Lưu chỉ coi trọng cậu con trai vì nghĩ rằng con gái cuối cùng cũng sẽ lấy chồng, không thể nhờ cậy. |
Người duy nhất yêu quý cô con gái chính là lão Vương, cha của cô. Ông cố gắng dành mọi tình yêu thương cho con, cho con ăn học đàng hoàng. Nhưng đến khi ông Vương qua đời, bà Vương lại bắt con gái nghỉ học khi đang học trung học.
Bà cho rằng, con gái sắp đến tuổi lấy chồng, chỉ cần biết một chút chữ là được, không cần học cao hiểu rộng như con trai.
Vì vậy Lưu ở nhà còn anh trai thì được học đại học, được làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước ở Thượng Hải. Chẳng bao lâu, anh trai cô kết hôn, mọi thứ đều khởi sự thuận lợi, thu nhập rất cao. Cô và mẹ vẫn nương tựa vào nhau nhưng dù vậy tình cảm bà Vương dành cho con gái vẫn không hề thay đổi.
Trong kí ức của cô Lưu, tất cả những gì cô nhớ được về mẹ và anh chính là sự thiên vị. Đến tuổi lập gia đình, cô được làm mối cho một người đàn ông lương thiện, đến từ Thượng Hải, gia cảnh trung bình. Lúc kết hôn, bà Vương cũng không cho con gái nhiều của hồi môn.
Sau kết hôn, cuộc sống của cô Lưu rất chật vật. Chồng cô dù chăm chỉ làm ăn nhưng thu nhập cũng chỉ có hạn. Hai vợ chồng thuê một căn nhà ở xa trung tâm Thượng Hải, rộng khoảng 50m2. Họ đều cố gắng kiếm tiền mỗi ngày với mong muốn con cái sẽ có tương lai tốt hơn, thông tin từ trang 163.
Khi mang bầu, tăng cân, cô Lưu không thể đi lại và phải làm việc ở nhà. Việc kiếm tiền đổ lên vai chồng. Sau đó cô sinh được một cậu con trai. Gia đình chồng rất vui nhưng kéo theo đó là tiền sinh hoạt phí cũng tăng lên.
May mắn, bố chồng vì thương các con nên đã trợ cấp cho cô. Lúc con còn nhỏ, cô chỉ ở nhà chăm con. Khi con được 1 tuổi, cô lại mang thai lần nữa. Lần này vẫn là con trai nên gia đình họ có phần lo lắng về tương lai của các con, về việc kết hôn và mua nhà cho chúng.
Dù vậy cô vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ. Khi con trai út đi học mẫu giáo, cô nhờ bố chồng hàng ngày đưa đón cháu để mình đi làm, giảm gánh nặng kinh tế cho chồng. Về phần bà Vương, bà không hề hỗ trợ kinh tế cho con gái, cũng không giúp cô chăm sóc cháu.
Anh trai cô Lưu hiện có chức vị cao, lương tốt, kinh doanh thêm nhiều, thu nhập rất cao nhưng chưa bao giờ quan tâm em khó khăn thế nào, cũng không đoái hoài hỏi han.
Thời gian gần đây, một số bất động sản của bà Vương được quy vào diện bị phá dỡ và được đền bù 4 căn nhà. Bản thân cô Lưu nghĩ thế nào mẹ cũng sẽ cho mình ít tiền hoặc cho cô 1 căn nhà để ở. Nhưng không, sau khi hoàn thành thủ tục đền bù, bà Vương trực tiếp chuyển nhượng 4 căn nhà cho con trai mà không hề thông báo với con gái một tiếng.
Khi được đền bù 4 căn nhà, bà Vương chuyển nhượng hết cho con trai, mặc kệ con gái đang phải đi thuê trọ. |
Nghe chuyện, cô Lưu bức xúc, trách mẹ tại sao lại thiên vị như vậy. Lúc này bà Vương mới nói: "Con gái lấy chồng là con của người ta, là người ngoài". Con trai mới là con của bà nên bà không thể chia tài sản cho người ngoài hưởng được.
Sự vô cảm của mẹ khiến cô Lưu đau lòng. Cô vừa khóc vừa kể với chồng và thể hiện sự bất bình của bản thân. Mặc dù cảm thấy mẹ vợ quá đáng và thiên vị nhưng anh vẫn động viên vợ bình tĩnh và an ủi cô. Một bên là anh trai sở hữu rất nhiều tài sản còn được mẹ chuyển nhượng 4 căn nhà, một bên là con gái nhà 4 người sống chung trong căn hộ thuê 50m2. Hỏi vậy tại sao cô Lưu có thể hài lòng?
Dù oán hận mẹ nhưng cô Lưu cũng không còn cách nào khác là phải chấp nhận và tiếp tục sống cuộc sống của mình. Không lâu sau đó, bố chồng cô lâm bệnh. Vì mẹ chồng mất sớm, không có ai chăm sóc bố chồng nên cô Lưu quyết định đón ông đến sống cùng để tiện chăm sóc.
5 người sống trong căn nhà trọ hơn 50m2 rất chật chội. Cô vật lộn với cuộc sống, vừa chăm bố chồng vừa chăm con nhưng vẫn luôn cố gắng hết mình. Chồng cô cũng không ngừng nghỉ lao động để lo cho gia đình. Nhiều lúc cô Lưu nước mắt chảy dài vì nghĩ đến mẹ và anh trai.
Về phần bà Vương, sau khi chuyển nhượng toàn bộ 4 căn nhà cho con trai, bà cũng dọn đến nhà con trai ở. Tuy nhiên mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu không tốt khiến gia đình xáo trộn.
Lần đó bà Vương bị ốm phải nhập viện. Con trai và con dâu không trực tiếp chăm sóc mà thuê một bảo mẫu với giá 5.000 tệ (khoảng 17 triệu đồng) để chăm sóc bà và gia đình. Với số tiền này, gia đình cô Lưu có thể chi tiêu cả tháng.
Mỗi ngày, nhìn con trai và con dâu luôn bận rộn xa nhà, bà cảm thấy mình đã trở thành vật cản của gia đình quý tử nên nghĩ đến chuyện dọn đến nhà con gái, để con tiện chăm sóc mình lúc về già. Vì vậy bà đến nhà cô Lưu. Nhìn thấy mẹ, cô Lưu rất ngạc nhiên.
Bà nói với con gái: "Con gái, mẹ già rồi, không tiện chăm sóc bản thân. Mẹ muốn đến ở cùng con, để con chăm sóc mẹ cho tiện".
Nghe mẹ nói, cô Lưu cảm thấy rất khó tin. Mẹ ở nhà anh trai rộng, giàu có, tại sao lại dọn đến căn nhà thuê chật hẹp của mình? Nghe con gái thắc mắc, bà Vương trả lời: "Anh trai con có chỗ ở tốt nhưng cả nhà đều bận rộn. Bà già như mẹ sống ở đó sợ ảnh hưởng, gây rắc rối cho anh con. Không phải con đang ở nhà chăm sóc hai đứa trẻ sao. Nếu vậy con cho mẹ ở nhà, con chăm thêm mẹ cũng không sao mà".
Lời nói của bà Vương khiến cô Lưu tức giận đến mức phải bật cười: "Mẹ sợ gây rắc rối cho anh trai nhưng lại không sợ gây rắc rối cho con sao?".
"Mẹ đã chuyển nhượng cả 4 căn nhà cho anh trai, anh ấy đương nhiên phải có trách nhiệm chăm sóc mẹ khi về già. Không có lý do gì để đứa con gái đi thuê nhà chăm sóc mẹ cả. Tổng chi phí cả tháng của gia đình con còn không bằng tiền anh ấy thuê bảo mẫu. Thực sự con không thể chấp nhận điều đó", cô Lưu bức xúc với mẹ và cương quyết không chấp nhận việc mình phải chăm mẹ.
Hai bên nói qua lại hồi lâu, cuối cùng cô Lưu phải gọi điện cho anh trai, yêu cầu anh đến đón mẹ về. Sau đó người anh trai đến đón bà Vương. Trước khi đi, bà còn nói sẽ kiện con gái vì không có trách nhiệm chăm sóc mẹ già. Nhìn mẹ và anh bỏ đi, cô Lưu òa khóc nức nở. Sự việc này đã khiến mối quan hệ của cô và mẹ, anh trai không còn nữa.
Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã gây ra nhiều luồng tranh cãi. Nhiều người chỉ trích cô con gái nhưng rất nhiều người cũng bất bình với bà Vương. Cộng đồng mạng cho rằng, vì chuyện bà "trọng nam khinh nữ" dẫn đến gia đình rạn nứt. Bà để con gái sống quá vất vả còn con trai giàu có lại càng sung túc hơn. Vì vậy bà không nên đòi hỏi con gái có trách nhiệm chăm sóc mình khi về già. Lý do bà đưa ra càng khiến nhiều người bất bình.
Câu chuyện của bà Vương chính là bài học lớn về việc cha mẹ thiên vị khi đối xử với con cái. Cách cha mẹ làm, lời cha mẹ nói ảnh hưởng rất nhiều tới những đứa trẻ. Chính bà Vương đã dạy cho con trai sự vô cảm và thờ ơ trước khó khăn của em gái. Vì vậy gia đình bà mới dẫn tới bi kịch này.
Sách chữa lành tại Việt Nam
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.