Sáng sớm 16-1 (giờ Việt Nam), Israel và Hamas đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza sau 15 tháng xung đột. Israel sẽ ngưng chiến dịch quân sự, còn Hamas sẽ thả hết các con tin còn bị giữ sau cuộc tấn công ngày 7-10-2023.
Thỏa thuận được coi là dấu ấn đối ngoại cuối cùng của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước khi rời cương vị, nhường chỗ cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. Làm trung gian cho thỏa thuận, ngoài Mỹ còn có Qatar và Ai Cập.
Hòa ước dự kiến sẽ được triển khai thành ba giai đoạn trong sáu tuần lễ.
Hy vọng mong manh
Theo đó, ở giai đoạn một, Hamas sẽ thả 33 con tin, gồm phụ nữ, trẻ em và những người trên 50 tuổi, còn Thế giới vui mừng vì Israel - Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sau 15 thángĐỌC NGAY
Nhưng nếu kiệt tác Chiến tranh và hòa bình của Leo Tolstoy dài cả nghìn trang thì chiến tranh và hòa bình Trung Đông phải là mấy chục nghìn trang. Vẫn còn lại rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ với thỏa thuận còn chờ Quốc hội Israel thông qua này.
Liệu nó có thực sự kết thúc được cuộc chiến? Công cuộc tái thiết Gaza - "nhà tù lộ thiên" lớn nhất thế giới, an ninh cho Israel và những nỗ lực lớn hơn trong khu vực như việc bình thường hóa quan hệ giữa Israel và thế giới Ả Rập tiếp theo sẽ như thế nào? Liệu giải pháp hai nhà nước có còn giá trị gì không sau cuộc chiến?
Thực tế là sau hơn một năm chiến tranh, Gaza đã gần như bị hủy diệt hoàn toàn, với hơn 60.000 người thiệt mạng. Israel cũng chẳng an toàn hơn bao nhiêu, với cái giá phải trả là hơn 400 binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) bỏ mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Cuộc chiến cũng đã khiến triển vọng của giải pháp hai nhà nước trở nên u ám hơn bao giờ hết. Với nhiều nước Ả Rập và châu Âu ủng hộ Palestine, cuộc xung đột vũ trang 15 tháng chưa phải là, nhưng đã rất gần với, dấu chấm hết cho giải pháp hai nhà nước.
Những bất định lớn
Cuộc chiến cũng đã định hình lại cả khu vực Trung Đông theo nhiều cách không ngờ tới. Sau nhiều tháng trả đũa qua lại giữa Hezbollah - Israel, tổ chức vũ trang đóng ở Lebanon giờ đã suy yếu rất nhiều. Nhiều lãnh đạo chóp bu bị tiêu diệt, hầu hết năng lực quân sự bị vô hiệu hóa, và ảnh hưởng của Hezbollah ở Lebanon đã không còn như xưa.
Trong khi cuộc chiến diễn ra, chế độ Bashar al-Assad cũng đã sụp đổ ở Syria. Cùng với sự suy yếu của Hezbollah, kình địch khu vực của Israel là Iran đã trở nên thất thế đáng kể.
Nhưng ngay cả như vậy, thỏa thuận ngừng bắn vẫn hết sức mong manh. Bất kỳ giai đoạn nào bị vi phạm cũng có thể lập tức dẫn tới xung đột tiếp diễn trở lại, như bao lần đã xảy ra ở khu vực này.
Hamas đã suy yếu nhiều, nhưng quyết tâm chống Israel của giới lãnh đạo tổ chức vũ trang này chưa bao giờ nguôi, nhất là khi sau thỏa thuận này, hàng trăm tay súng của họ sẽ được trả tự do, và viện trợ nhân đạo vào Gaza sẽ được nối lại ở mức đáng kể.
Ở Israel, chính phủ của ông Benjamin Netanyahu cũng có thể vi phạm lệnh ngừng bắn nếu thấy điều đó có lợi cho họ về mặt chính trị. Dù có đa số ở quốc hội, đủ để thông qua thỏa thuận, nội bộ liên minh của ông Netanyahu đang xuất hiện nhiều tiếng nói chỉ trích quyết định ngừng bắn và đòi hỏi tiếp tục cuộc chiến cho tới khi giành được "thắng lợi hoàn toàn" trước Hamas. Cũng chính vì vậy, tương lai của việc tái thiết Gaza là không hề rõ ràng.
Ngoài ra, không thể không nói tới vai trò của Mỹ. Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức Donald Trump đã nói rõ ông muốn một lệnh ngừng bắn lâu dài trong khu vực. Như lời Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ cũng sắp nhậm chức Mike Waltz, yếu tố làm "thay đổi cuộc chơi" ở Trung Đông là "hiệu ứng Trump".
Lời đe dọa của ông Trump, rằng "địa ngục trần gian sẽ xuất hiện ở Trung Đông" nếu Palestine không thả con tin, hẳn đã có tác động. Quan trọng không kém là hy vọng của chính phủ Netanyahu rằng chính quyền mới ở Mỹ sẽ ủng hộ họ còn hơn chính quyền Biden trong nhiều vấn đề quan trọng: cuộc đối đầu với Iran, quan hệ với Saudi Arabia và việc Israel tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Palestine ở Bờ Tây. Hy vọng đó khiến Israel dễ chấp nhận một thỏa ước hòa bình hơn.
Nhưng tất cả những chuyện đó là ở thì tương lai. Ngay lúc này, người dân Gaza sẽ đơn giản vui mừng và thở phào nhẹ nhõm khi họ không còn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ tiếng tên lửa và đạn pháo Israel nữa. Được ngày nào hay ngày đó.
Bà Gina Abercrombie-Winstanley, học giả thuộc chương trình Trung Đông của Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), bình luận: "Israel đã thắng, nhưng là một chiến thắng trong thế thua. Cuộc xung đột cho họ cơ hội giáng những đòn mạnh mẽ vào các địch thủ nguy hiểm nhất: Hamas, Hezbollah và Iran.
Nhưng cách thức tiến hành chiến tranh tàn bạo của họ chắc chắn cũng khiến Israel tổn thất về sức mạnh kinh tế, uy tín trên thế giới, vị thế quốc tế... Israel đang trở nên cô lập hơn bao giờ hết trong khu vực và trên thế giới".
Lệnh ngừng bắn Israel - Hamas: Công lao của ông Biden hay ông Trump?
Ông Biden nói lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza do nhóm của ông đàm phán. Nhưng ông Trump tuyên bố thỏa thuận chỉ đạt được khi ông sắp nhậm chức tổng thống Mỹ.
Sau loạt bài 'Nhức nhối lựa chọn giới tính thai nhi' của báo Tuổi Trẻ, Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các sở y tế, bệnh viện trên cả nước đề nghị ngăn chặn hành vi lựa chọn giới tính thai nhi và xác minh, xử lý vi phạm nếu có.
Trước đại diện các địa phương của nước ngoài tại 22 quốc gia, lãnh đạo Đà Nẵng chia sẻ mong muốn mở rộng bản đồ hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư nhiều lĩnh vực.
Ảnh minh hoạ Cụ thể, sáng ngày 22/1, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản của tỉnh Hà Nam sẽ tổ chức đấu giá 59 lô đất là tài sản của Trung tâm Phát triển đất đai Lý Nhân....
Bộ Nội vụ ban hành thông tư hướng dẫn cách tính hưởng chính sách, chế độ với người nghỉ hưu trước tuổi khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Ngoài chiếc áo đấu của Xuân Son, nhiều vật phẩm khác liên quan đến tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024 cũng được đấu giá vào ngày 15/1 để gây quỹ từ thiện.
Bộ TN&MT cho rằng, giải pháp của Hà Nội chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông, tạo cảnh quan, nâng cao giá trị về kinh tế, môi trường, sinh thái, văn hóa, lịch sử gắn liền với dòng sông Tô Lịch. Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội bổ sung, làm rõ phương án vận hành.
Được tự bào chữa, ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, do bị ông Trần Văn Minh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ (đã chết) hối thúc rất nhiều khiến ông rơi vào guồng xoáy.