Người dân bị phạt bao nhiêu tiền khi chậm sang tên sổ đỏ?

Trong 30 ngày kể từ khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng, người dân buộc phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ và nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Nếu chậm người dân sẽ bị phạt.

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi chậm đăng ký biến động sau khi đã thực hiện công chứng nhà đất từ 2 - 6 triệu đồng và buộc thực hiện việc đăng ký biến động đối với thửa đất đó.

Theo đó, trong 30 ngày kể từ khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng, người dân buộc phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ và nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế (Khoản 3 Điều 133 Luật Đất đai 2024 và Khoản 5 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019). Nếu chậm người dân sẽ bị phạt.

Cụ thể mức phạt Chậm nộp quá hạn từ 1 - 30 ngày phạt 2 - 5 triệu đồng. Chậm nộp quá hạn từ 31 - 60 ngày phạt 5 - 8 triệu đồng. Chậm nộp quá hạn từ 61 - 90 ngày phạt 8 - 15 triệu đồng. Chậm nộp quá thời hạn 90 ngày phạt 15 - 25 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các khoản phí phải nộp khi sang tên sổ đỏ, bao gồm: Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho được tính trên giá trị quyền sử dụng đất. Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 2% giá trị chuyển nhượng. Lệ phí trước bạ, nếu giá chuyển nhượng cao hơn giá nhà, đất của UBND cấp tỉnh thì lệ phí trước bạ bằng 0,05% x giá chuyển nhượng.

Trường hợp giá chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá nhà, đất của UBND cấp tỉnh quy định, lệ phí trước bạ với đất bằng 0,5% x diện tích x giá 1m2 tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành.