Những phụ nữ bị 'rút cạn' thời gian

Dù ngày càng nhiều cặp đôi tại Mỹ san sẻ công việc gia đình, chăm con, phụ nữ vẫn có ít thời gian chăm sóc bản thân và gặp gỡ bạn bè hơn chồng họ.

Katie Bingham-Smith, bà mẹ 3 con tại Mỹ, chia sẻ trên Scarymommy: "Mua sắm trực tuyến hoặc đi bộ đến cửa hàng tạp hóa một mình là cách giúp tôi làm mới tâm hồn”. Tương tự, một bà mẹ khác tâm sự việc tắm đêm là thời gian quý giá, thậm chí cô luôn mong chờ khoảnh khắc này mỗi ngày.

ABC News đưa tin bà nội trợ ở xứ cờ hoa dành khoảng 4,5 giờ/ngày để chăm sóc gia đình. Trong khi nam giới chỉ mất khoảng 2,8 giờ/ngày cho các nhiệm vụ tương tự.

Không chỉ phụ nữ tại Mỹ dành nhiều thời gian chăm sóc con cái, gia đình. Thực tế, phụ nữ đã kết hôn ở Hàn Quốc dành khoảng 3,7 giờ/ngày để làm việc nhà. Trong khi đó, đàn ông chỉ tốn khoảng 1 giờ/ngày cho công việc gia đình.

Phu nu cham con anh 1

Không chỉ phụ nữ Mỹ, nhiều bà mẹ trên thế giới hiện khó dành thời gian cho chính mình. Ảnh minh họa: Lifepan.

Tại Trung Quốc, trung bình các bà nội trợ mất 2,1 giờ/ngày để làm việc nhà, gần gấp 3 lần so với nam giới, theo khảo sát của Cục Thống kê Trung Quốc.

Mặc dù trong thập kỷ qua số lượng phái mạnh san sẻ việc nhà và chăm sóc con cái ngày càng tăng, khoảng cách về số giờ làm việc nhà giữa hai giới vẫn còn khá lớn, The Wall Street Journal đưa tin.

Không thể đánh mất chính mình

Nghiên cứu được Pew chỉ ra ngay cả khi thu nhập của vợ và chồng bằng nhau, đàn ông có thêm khoảng 3,5 giờ mỗi tuần cho các hoạt động giải trí.

“Trong khi tôi có thể hoàn thành mọi điều mình muốn mà vẫn dư dả thời gian, Melissa McCabe, vợ tôi thậm chí luôn phải gom nhặt vài giờ chỉ để giải tỏa căng thẳng hoặc giải trí, tôi luôn cảm thấy tội lỗi về điều đó”, Stephen McCabe (48 tuổi, Mỹ), chia sẻ.

Phu nu cham con anh 2

Stephen McCabe (áo đen) và vợ anh, Melissa McCabe, người luôn cố gắng cân bằng giữa việc nuôi dạy ba đứa con với việc dành thời gian cho cá nhân. Ảnh: Melissa Mccabe/WSJ.

Melissa, tổng giám đốc của công ty phần mềm giáo dục, chia sẻ dù bận rộn với việc làm mẹ của 3 con, cô luôn cố gắng tạo ra nhiều thời gian cho bản thân hơn bằng cách đi tập yoga và ngủ trưa thay vì ngồi hàng giờ gấp quần áo cho gia đình 5 người.

Cassie Holmes, giáo sư tại Đại học California, Los Angeles (Mỹ), thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa thời gian và hạnh phúc, nhận định những người chỉ có hơn 2 giờ rảnh rỗi mỗi ngày sẽ ít vui vẻ, hạnh phúc.

Tương tự, bỏ ra 5 giờ mỗi ngày cho những hoạt động giải trí không hiệu quả, chẳng hạn như lướt mạng cũng chẳng khiến ai đó cảm thấy thực sự nghỉ ngơi.

Cùng làm mẹ 3 con như Melissa, Jillian Rothe, kỹ sư tại Denver (Mỹ), cảm thấy vô lý khi ở một mình, cô có 4 giờ nghỉ ngơi, trong khi bên cạnh chồng bị “đánh cắp” tới 11 giờ. Sau vài tháng so sánh, Rothe nhận ra những ngày qua mình bị nhồi nhét quá nhiều nghĩa vụ.

Hiện tại, dù đã cắt giảm giờ làm tại cơ quan, nghĩa vụ chăm sóc các con nhỏ khiến cô luôn cảm thấy nghẹt thở và quá tải.

Phu nu cham con anh 3

Công việc nhà, chăm con khiến nhiều phụ nữ chấp nhận bỏ việc. Ảnh minh họa: Parenting.

Nhiều đêm thức trắng trông con, cô lại nhớ về khoảng thời gian mới yêu, khi đó chồng cô là chàng trai ấm áp, luôn yêu chiều và biết giúp đỡ.

Shawna Samuel, cố vấn lãnh đạo và cựu giám đốc dịch vụ tài chính tại Mỹ, cho biết nếu không dành thời gian cho bản thân, chúng ta sẽ bực bội và ghen tỵ với mọi người.

“Tôi từng chứng kiến nhiều sếp nữ dù bận rộn vẫn cố gắng dành thời gian nâng cấp bản thân. Họ có thể dành cả chiều để học viết code hoặc nhâm nhi một ly rượu trong khi đọc hợp đồng”.

Bắt đầu bằng cách dành ra 15-30 phút mỗi ngày cho sở thích đã mất từ lâu hoặc thậm chí chỉ là một cuộc điện thoại với người bạn cũ sẽ khiến mọi người dần phá vỡ những tiêu chuẩn đè nặng lên nữ giới.

Ngoài ra, việc chi một khoản tiền để tham gia lớp học, mời vài người bạn cùng tham gia học nhảy, khiêu vũ hay yoga cũng là ý tưởng không tồi.

Mùa thu năm 2022, Samuel vượt qua mọi rào cản để cùng người hàng xóm tập bơi mỗi tuần. Cô chia sẻ sẽ không bỏ lỡ thời gian quý giá dành cho bạn bè và bản thân vì bất kỳ lý do nào.

Những người chồng không ngại san sẻ việc nhà

Nghiên cứu dựa trên 5.100 người Mỹ, được công bố vào tháng 1 của Pew cho thấy chỉ 7% coi trọng nỗ lực của nam giới ở nhà hơn ở nơi làm việc. Ngược lại, khoảng 31% tin rằng xã hội công nhận những đóng góp của phụ nữ trong gia đình hơn những gì họ làm được ở công sở.

Phu nu cham con anh 4

Barbeau sẵn sàng chia sẻ việc nhà và chăm con cùng vợ. Ảnh: Mike Barbeau/WSJ.

Mike Barbeau, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn công nghệ tiếp thị tại Scottsdale (Mỹ), cho hay: “Tôi cảm thấy may mắn vì không phải sắp xếp thời gian để thư giãn".

Tuy nhiên, sau 3 năm làm việc cật lực, anh thấy nhiều đồng nghiệp không thể dành ra một giờ để chạy bộ hoặc tham gia các lớp thể dục vì mục tiêu nghề nghiệp.

Barbeau cảm thấy hạnh phúc khi có nhiều hơn khoảng một giờ mỗi ngày để tập thể dục hoặc xem một trận bóng chày với vợ, hiện là luật sư.

Dù luôn chủ động đón con hay nấu ăn cho cả nhà, Barbeau vẫn mặc định mình chưa làm tròn trách nhiệm của người chồng, người cha. Anh luôn cho rằng vợ vất vả vì phải lo toan việc học thêm và lên kế hoạch đi nghỉ của cả gia đình.

Trước khi dành thời gian cho mình, anh luôn chủ động giúp đỡ vợ, để cô có thêm thời gian rảnh rỗi

“Vợ tôi ít khi yêu cầu tôi quét nhà hay rửa bát, dù vậy tôi luôn chủ động và sẵn sàng san sẻ công việc nhà với cô ấy”, Barbeau kể.

Theo Khảo sát sử dụng thời gian của Mỹ, nam giới thực hiện 35% tất cả công việc gia đình. Việc nhà ngày càng trở thành công việc chung của cả hai giới. Thực tế, nếu vợ và chồng cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, tình cảm gia đình cũng tăng lên đáng kể.

Bài hát lớn lên cùng con

Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.