Sáp nhập Quảng Bình - Quảng Trị: Đề xuất 2 cơ sở, nghiên cứu trung tâm hành chính mới

Theo dự thảo đề án sắp xếp tỉnh Quảng Trị mới, Đồng Hới được lựa chọn làm trung tâm chính trị - hành chính vì có nhiều thuận lợi để hoạt động được ngay. Trước mắt sẽ bố trí 2 cơ sở, về lâu dài nghiên cứu trung tâm mới giữa 2 tỉnh.

Quảng Trị - Ảnh 1.

Các đại biểu cho ý kiến về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã - Ảnh: HOÀNG TÁO

Chiều 22-4, UBND tỉnh Quảng Trị họp phiên toàn thể UBND tỉnh cho ý kiến về tờ trình và dự thảo đề án sắp xếp

Dự thảo đề án sáp nhập Quảng Bình - Quảng Trị nêu đặt hai cơ sở hành chính ở hai tỉnh - Ảnh: HOÀNG TÁO

Trung tâm hành chính mới phải hoạt động ngay

Theo dự thảo đề án sắp xếp tỉnh Quảng Trị mới, việc lựa chọn thành phố Đồng Hới làm trung tâm chính trị - hành chính được Trung ương nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố then chốt.

Đề xuất này không chỉ dựa vào vị thế hiện tại mà còn nhìn nhận tiềm năng phát triển và khả năng đáp ứng tức thời cho bộ máy hành chính mới.

Đồng Hới là đô thị loại 2 với dân số hơn 155.000 người, vị trí được xem là lý tưởng khi nằm ở trung tâm Bắc Trung Bộ, cách TP Vinh (Nghệ An) khoảng 200km và TP Huế khoảng 170km. Điều này tạo nên một điểm trung chuyển và liên kết mạnh mẽ cho toàn bộ khu vực.

Quảng Trị - Ảnh 3.

TP Đồng Hới được lựa chọn là trung tâm hành chính tỉnh Quảng Trị mới - Ảnh: HOÀNG TÁO

Sân bay Đồng Hới đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với công suất dự kiến 5 - 8 triệu hành khách/năm. Đây cũng là ga tàu chính trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Đồng Hới cũng nằm trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh, cùng cao tốc Bắc - Nam đã cơ bản hoàn thành và dự kiến có ga đường sắt tốc độ cao trong tương lai. Sự kết nối đa phương thức này đảm bảo khả năng liên kết nội địa và quốc tế hiệu quả.

Lịch sử cũng đã từng lựa chọn Đồng Hới là trung tâm chính trị trong quá khứ.

Việc sáp nhập Quảng Bình và Quảng Trị, cùng với việc lựa chọn Đồng Hới làm trung tâm, là một bước đi chiến lược nhằm tạo ra động lực phát triển mới, khai thác tối đa lợi thế hai tỉnh và khu vực.

Tỉnh mới sẽ có diện tích khoảng 12.700km2, dân số khoảng 1,8 triệu người, có 78 đơn vị hành chính cấp xã (69 xã, 8 phường, 1 đặc khu).

Sáp nhập Quảng Bình - Quảng Trị: Đề xuất 2 cơ sở, nghiên cứu trung tâm hành chính mới - Ảnh 5.Quảng Trị còn 37 xã phường, địa chỉ đỏ thị xã Quảng Trị thành phường

Sở Nội vụ Quảng Trị vừa gửi đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã để lấy ý kiến người dân. Tỉnh này dự kiến có 37 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 3 phường, 33 xã và 1 đặc khu là Cồn Cỏ.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề