TP.HCM đề xuất bổ sung chính sách vào nghị quyết 188 để làm nhanh metro, đường sắt sau sáp nhập

Theo UBND TP.HCM, trong bối cảnh các đô thị quy mô lớn hơn (sau chủ trương sáp nhập vừa qua), việc nghiên cứu các tuyến metro, đường sắt liên vùng kết nối đô thị vệ tinh có tốc độ cao hơn là tất yếu.

TP.HCM đề xuất bổ sung chính sách vào nghị quyết 188 để làm nhanh metro, đường sắt sau sáp nhập - Ảnh 1.

Từ nghị quyết 188 của Quốc hội, TP.HCM đã ban hành kế hoạch đầu tư đồng loạt và hoàn thiện 7 tuyến metro với tổng chiều dài 355km trong khoảng 10 năm (từ nay đến 2035) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Trước đó, tháng 2-2025, Quốc hội đã ban hành nghị quyết 188 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị (TP.HCM đề xuất bổ sung chính sách vào nghị quyết 188 để làm nhanh metro, đường sắt sau sáp nhập - Ảnh 2.Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?ĐỌC NGAY

UBND TP cũng đề xuất bổ sung chính sách: Đối với các tuyến đường sắt (quốc gia, đường sắt đô thị) kết nối TP với các tỉnh có địa giới hành chính giáp ranh với thành phố, Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh danh mục dự án dự kiến tại phụ lục ban hành kèm theo nghị quyết 188 của Quốc hội trên cơ sở đề nghị của UBND TP.

Trên thực tế, hiện Thủ tướng đã giao TP.HCM khẩn trương tổ chức nghiên cứu để sớm đầu tư dự án đường sắt đô thị kết nối từ trung tâm đi Cần Giờ và đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành. Trong khi, đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành là đường sắt quốc gia, theo quy định thuộc trách nhiệm đầu tư của Bộ Xây dựng. Cả hai tuyến này cũng chưa nằm trong danh mục dự án kèm theo nghị quyết 188.

Theo UBND TP, trong bối cảnh các đô thị quy mô lớn hơn (sau chủ trương sáp nhập vừa qua), việc nghiên cứu các tuyến đường sắt liên vùng, kết nối đô thị vệ tinh có tốc độ cao hơn là tất yếu. Từ đó, có thể phát sinh thêm các tuyến đường sắt trong thời gian tới, kết nối trung tâm vùng, cực tăng trưởng của vùng TP.HCM với các đô thị vệ tinh và vùng phụ cận.

Đề xuất bổ sung chính sách bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm

Để phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, UBND TP cũng đề xuất bổ sung chính sách: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức tham gia dự án được miễn trừ trách nhiệm khi có sai sót, thiệt hại trong thực hiện trong một số trường hợp sau đây.

Thứ nhất, phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấp hành. 

Thứ hai, đề xuất, quyết định những nội dung công việc nhằm phục vụ lợi ích chung mà tại thời điểm thực hiện quy định pháp luật chưa đầy đủ, chưa phù hợp thực tiễn hoặc còn nhiều cách hiểu khác nhau nhưng đã báo cáo cấp thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. 

Thứ ba, do bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Về lý do bổ sung, theo UBND TP, do tính chất các dự án đường sắt đô thị có quy mô rất lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp liên quan đến nhiều ngành nghề, thời gian thực hiện các thủ tục mất rất nhiều thời gian. 

Trong khi đó, để cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại kết luận số 49 về đẩy nhanh tiến trình đầu tư các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, thì thời gian thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án rất ngắn, phải khởi công dự án trong năm 2025.

Do vậy, cần thiết phải có cơ chế, chính sách để bảo vệ người thực hiện khi có sai sót, thiệt hại trong thực hiện các dự án bao gồm cả người tham gia xây dựng cơ chế, chính sách. Chính sách này tương tự như nội dung dự thảo Luật Cán bộ, công chức đang được xin ý kiến và trình Quốc hội xem xét, thông qua.

"Chính sách sẽ bảo đảm cơ sở pháp lý để bảo vệ người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tham gia xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách bởi tác động của hành vi tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí do không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi lợi dụng trong quá trình triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt của dự án", UBND TP nêu.

Đề xuất không phân loại đường sắt dựa trên yếu tố tốc độ

UBND TP.HCM cho biết theo quy định của Luật Đường sắt năm 2017, đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200km/h trở lên, có khổ đường 1.435mm, đường đôi, điện khí hóa. Tuy nhiên, quy định này hiện vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau.

Có ý kiến cho rằng tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên được xem là đường sắt quốc gia, do đó thuộc thẩm quyền đầu tư của Bộ Xây dựng.

Nhằm tránh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai, UBND TP đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, đề xuất điều chỉnh Luật Đường sắt theo hướng không phân loại đường sắt dựa trên yếu tố tốc độ.

Thay vào đó, tốc độ thiết kế nên được sử dụng làm cơ sở để xác định cấp kỹ thuật của tuyến đường sắt, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.

TP.HCM đề xuất bổ sung chính sách vào nghị quyết 188 để làm nhanh metro, đường sắt sau sáp nhập - Ảnh 3.Những cơ chế đặc biệt nào sẽ giúp TP.HCM hoàn thành 355km metro vào 2035?

Với việc chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc thì việc TP.HCM triển khai hoàn thành 355km metro trong 10 năm là khả thi.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề