Đã năm ngày cơ quan chức năng thông tin về việc triệt phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả, cũng là năm ngày tôi sống trong hoang mang.
Các hộp sữa bột giả bị công an phát hiện - Ảnh: VTV
Là người mẹ nuôi con nhỏ 2 tuổi và chăm sóc mẹ già, mỗi tháng tôi chi trả tiền sữa cho hai người khoảng 4,1 triệu đồng. Đã năm ngày cơ quan chức năng thông tin về việc triệt phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả, cũng là năm ngày tôi sống trong hoang mang.
Không riêng tôi mà hàng triệu người tiêu dùng đều nóng lòng chờ đợi để biết nhãn hiệu sữa mà con cái, cha mẹ mình đang uống có nằm trong Sữa giả: Quản thì đông, trách nhiệm thì... không
Ngược lại, rất nhanh chóng, cơ quan chức năng lại lo "đá" trái banh trách nhiệm về phía... không phải mình (!)
Tôi bỗng nghĩ về sự yếu thế của người tiêu dùng trong quan hệ mua bán và ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ trong trường hợp này?
Điều đáng nói là hai công ty kinh doanh sữa bột giả đã tồn tại gần 4 năm - một khoảng thời gian quá dài để một đứa trẻ nếu uống phải sữa giả từ lúc sơ sinh đã lãnh đủ nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Và nhiều người đã đặt câu hỏi: có bao nhiêu người dùng loại sữa này, có thể không loại trừ con mình, cha mẹ và người thân trong gia đình ngày ngày vẫn uống sữa giả?
Thiếu thông tin, thiếu điều kiện hoặc quá nhiều thông tin thổi phồng từ một sản phẩm lại được dẫn dắt bởi những người nổi tiếng, khiến người tiêu dùng càng bị mù mờ khi chọn mua sản phẩm.
Vì thế, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh sữa mà cần tăng cường hơn nữa các biện pháp để hài hòa và đảm bảo lợi ích, quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng.
Ở Pháp có luật bảo vệ người tiêu dùng, và theo luật này, tội làm hàng giả sẽ bị bỏ tù ít nhất 2 năm kèm theo mức phạt tiền rất lớn.
Hay như ở Trung Quốc lấy ngày 15-3 hằng năm làm "Ngày thượng đế phán xử" - các phương tiện thông tin đại chúng sẽ công khai đăng tải những cơ sở có hàng giả, hàng kém chất lượng để người tiêu dùng biết và tẩy chay những cơ sở này.
Hay ở Ấn Độ có "Tòa án người tiêu dùng" được lập ra để xử lý tất cả các vụ kiện liên quan đến hàng hóa; ở Thái Lan có chính sách khuyến khích người tố cáo làm hàng giả sẽ được hưởng 35% số tiền mà tòa án tuyên phạt các cơ sở làm hàng giả...
Việt Nam có dân số hơn 100 triệu dân, ngoài 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng đã được Liên hợp quốc và cộng đồng thế giới, trong đó có Việt Nam, thừa nhận; và có đầy đủ hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Việt Nam cũng có Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; có Luật Bảo vệ người tiêu dùng nhưng chưa thể giải quyết hết các vấn đề về bảo vệ người tiêu dùng.
Vì thế, cần xây dựng được phong trào bảo vệ người tiêu dùng trong cộng đồng, mọi cơ quan, mọi doanh nghiệp; cần các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng đủ mạnh, được sự đầu tư, quan tâm của Nhà nước; đồng thời chế tài thật nghiêm khắc tội làm giả hàng hóa để răn đe và mạnh tay với những quảng cáo thổi phồng thực tế...
Về phía các doanh nghiệp, cần đặt văn hóa kinh doanh lên hàng đầu vì có chính sách, ứng xử đúng đắn với người tiêu dùng thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển lâu bền.
Ở góc độ người tiêu dùng, trước khi được pháp luật bảo vệ cũng phải tự bảo vệ chính mình, nâng cao hiểu biết để thành một người tiêu dùng thông thái; mua cái gì, mua như thế nào, sử dụng ra sao để tránh tiền mất tật mang trước đầy rẫy hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...
Không tin nổi cách sữa giả 'trăm hoa đua nở' ở Hòa Bình
Trong 4 năm, gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả được đưa ra thị trường Việt Nam, trong đó có tới 305 sản phẩm sữa giả nộp hồ sơ công bố ở tỉnh Hòa Bình.
Chủ tịch Tập đoàn Quản lý sân bay tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bị tạm giữ hình sự vì cáo buộc xâm hại một phụ nữ. Trước đó, tập đoàn do ông này quản lý cũng vướng loạt bê bối.
Sáng 19/4, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 tại Cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình), với tổng mức đầu tư hơn 1.750 tỉ đồng.
Huyện Đông Anh yêu cầu các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn không tổ chức đoàn tham quan ra khỏi địa bàn huyện. Lãnh đạo các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn tuyệt đối không đi ra khỏi địa bàn trong thời điểm sáp nhập, sắp xếp.
Địa giới hành chính của TP HCM sẽ được vẽ lại, nhiều tên gọi mang ký ức đô thị như Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định… được đặt cho những địa phương quan trọng
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành công tác thanh quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.