Trung Quốc bắt chủ tịch tập đoàn sân bay bị tố xâm hại tình dục
16:30 19/04/2025
Chủ tịch Tập đoàn Quản lý sân bay tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bị tạm giữ hình sự vì cáo buộc xâm hại một phụ nữ. Trước đó, tập đoàn do ông này quản lý cũng vướng loạt bê bối.
Chủ tịch Tập đoàn Quản lý sân bay Hồ Nam (Trung Quốc), ông Khưu Kế Hưng - Ảnh: Orange News
Ngày 18-4, Công an quận Nhạc Lộc, thành phố Trường Sa (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) thông báo đã thực hiện lệnh tạm giữ hình sự đối với một người đàn ông họ Khưu, sau khi tiếp nhận đơn trình báo từ một phụ nữ cho rằng cô bị Trung Quốc và nỗ lực làm sạch quân độiĐỌC NGAY
Vụ việc được cho là xảy ra vào đêm 11-4, ông Khưu bị cáo buộc đã xâm hại tình dục một phụ nữ sau một buổi tiệc tối. Nạn nhân sau đó đã trình báo cơ quan công an địa phương.
Đến ngày 15-4, Phòng cảnh sát hình sự Công an thành phố Trường Sa bắt giữ ông Khưu theo thủ tục hình sự.
Theo thông tin công khai, ông Khưu sinh năm 1972 tại Lưu Dương, tỉnh Trường Sa. Ông Khưu tốt nghiệp chuyên ngành thú y, khoa khoa học động vật, Đại học Nông nghiệp Hồ Nam, và là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Khưu được bổ nhiệm làm bí thư Đảng ủy kiêm chủ tịch Tập đoàn Quản lý sân bay tỉnh Hồ Nam và cục trưởng Cục Quản lý sân bay tỉnh này từ tháng 11-2023. Đây là một doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh, do chính quyền tỉnh Hồ Nam quản lý, thành lập từ tháng 4-2003.
Cổng thông tin điện tử chính thức của Tập đoàn Quản lý sân bay Hồ Nam ghi nhận vào ngày 14-4, ông Khưu vẫn chủ trì cuộc họp giao ban công tác thường kỳ tháng 4 của doanh nghiệp.
Tập đoàn Quản lý sân bay Hồ Nam chìm trong bê bối kỷ luật
Trước khi vụ bê bối của ông Khưu xảy ra, Tập đoàn Quản lý sân bay tỉnh Hồ Nam đã nhiều lần bị cơ quan kỷ luật trung ương Trung Quốc điểm tên vì các sai phạm nghiêm trọng trong quản lý nội bộ.
Theo chuyên trang Sina Finance ngày 19-4, cuối năm 2023, một cuộc thanh tra liên quan đến dự án mở rộng sân bay quốc tế Hoàng Hoa Trường Sa đã phát hiện nhiều vi phạm trong quản lý đất đai và tài chính.
Trong quá trình điều tra, có 19 người bị khởi tố điều tra, 11 người bị điều tra nội bộ và hơn 14,6 triệu nhân dân tệ (khoảng 2 triệu USD) bị truy thu.
Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài sản nhà nước tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho thấy tập đoàn này có ít nhất 23 sai phạm, gồm bỏ qua thảo luận, điều tra nghiên cứu rủi ro trong đảng ủy và vi phạm quy trình đấu thầu, đầu tư.
Từ đầu năm 2024, nhiều lãnh đạo cấp cao của tập đoàn này đã bị điều tra. Bốn cựu lãnh đạo của tập đoàn này gồm ông Tằng Thừa Vũ, ông La Á Quân, ông Hồ Trí Tinh và ông Lưu Học Nghiệp đều bị Ủy ban điều tra tỉnh Hồ Nam điều tra do nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật.
Nguyên phó tổng giám đốc của tập đoàn này là ông Dụ Huy cũng bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc từ tháng 3, do vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật.
Ông Tập Cận Bình: Tham nhũng đang tràn ngập, gia tăng ở Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong bối cảnh Trung Quốc trong năm vừa qua ghi nhận nhiều cuộc điều tra tham nhũng chấn động.
Lamine Yamal có giá trị thị trường cao nhất ở vòng bán kết UEFA Champions League, theo xếp hạng của Cơ quan nghiên cứu bóng đá quốc tế (CIES Football Observatory).
Tuyên bố của cố vấn khoa học Nhà Trắng, ông Michael Kratsios, đã làm dấy lên làn sóng tranh luận khi ông phát biểu rằng công nghệ Mỹ có khả năng 'điều khiển thời gian và không gian'.
Thông tin Bình Dương cùng Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến sáp nhập vào TP.HCM được các chuyên gia dự báo sẽ tạo nên “siêu đô thị” tầm cỡ khu vực, đồng thời định vị lại mặt bằng giá bán sản.
Bùi Đình Khánh được hàng xóm nhận xét là ngoan hiền, lễ phép và không có bất cứ điều tiếng gì. Trang cá nhân cũng ngập tràn những hình ảnh sang chảnh của một doanh nhân thành đạt. Nhưng đằng sau Khánh là cả một băng nhóm tội phạm buôn bán ma túy liên tỉnh cực kỳ nguy hiểm và manh động.
Du khách đổ xô về một số vùng ở Tây Ban Nha để tham gia rước kiệu khổng lồ trong suốt một tuần trước lễ Phục sinh, đóng góp "khủng" cho du lịch của quốc gia châu Âu này.