Những năm gần đây, livestream đã trở thành một ngành công nghiệp đáng quan tâm ở Trụng Quốc. Ảnh minh họa: Tzuyang. |
Nhằm chống lại hành vi tặng tiền quá mức cho những người phát trực tiếp đang tràn lan, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV chỉ trích các nền tảng internet vì đã lơ là nhiệm vụ giám sát, Sixth Tone đưa tin.
Những lời chỉ trích, báo hiệu khả năng siết chặt thêm các quy định, xuất hiện sau hàng loạt vụ việc nổi tiếng liên quan đến “donate” tiền bạc cho thần tượng trực tuyến làm dấy lên mối lo ngại chung, cũng như nhấn mạnh sự thiếu quy định trong ngành.
Một trong số đó là câu chuyện về chàng trai sống ở vùng nông thôn ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Người này đã cùng em trai mắc chứng tâm thần của mình đã phung phí số tiền đáng kinh ngạc lên đến 1,5 triệu NDT (210.000 USD) cho những người phát sóng trực tiếp, theo chương trình Chủ đề tiêu điểm của đài CCTV hôm 25/5.
Các nền tảng livestream đang bị đổ lỗi cho sự thiếu giám sát chặt chẽ. Ảnh: Weibo, IC & Sixth Tone. |
Phần lớn số tiền này đến từ khoản bồi thường được trao cho hai anh em sau cái chết bi thảm của cha họ tại một công trường xây dựng.
Theo chương trình, người đàn ông có lúc đã chi tận 150.000 NDT cho một nữ streamer trẻ tuổi. Cô gái này đã dụ dỗ anh ta bằng lời hứa hẹn về một cuộc gặp gỡ trực tiếp ngoài đời, nhưng điều này không bao giờ trở thành hiện thực.
Trong trường hợp đáng báo động khác, một cậu bé 15 tuổi đã tiêu hơn 60.000 NDT từ tài khoản ngân hàng của mẹ mình để tặng cho một nữ phát sóng trực tiếp khác.
Đổi lại, cô gái gửi cho thiếu niên một số bức ảnh khiêu dâm trong các cuộc trò chuyện riêng tư, đồng thời hứa hẹn sẽ “thưởng” thêm nếu cậu bé tiếp tục gửi tiền.
CCTV tuyên bố tình trạng hiện tại là “mất kiểm soát”, nói rằng các nền tảng mạng xã hội đã không thực hiện đúng trách nhiệm bất chấp cảnh báo từ chính quyền. Đài truyền hình trung ương nhấn mạnh rằng một số nền tảng không đặt giới hạn về tiền boa, thiết lập thời gian “tạm nghỉ”, hoặc trì hoãn các giao dịch chuyển khoản để ngăn hành vi chi tiêu bốc đồng - tất cả đều đã được đề cập trong chính sách từ năm 2021.
Trước đó vài tuần, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã tiến hành một cuộc thanh tra tại chỗ hiếm hoi đối với Douyu, một trong những nền tảng phát trực tiếp trò chơi điện tử lớn nhất xứ tỷ dân, để giải quyết những “vấn đề nghiêm trọng”, bao gồm nội dung thô tục.
Thị trường phát trực tiếp ở Trung Quốc có thể tạo ra doanh thu "khủng" mỗi năm. |
Ngành livestream đã trở nên phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Theo một báo cáo của ngành, hiện có hơn 150 triệu tài khoản phát trực tiếp và thị trường tạo ra doanh thu gần 200 tỷ NDT mỗi năm.
Tính năng tặng tiền, thường được sử dụng dưới dạng quà tặng ảo, là nguồn thu nhập quan trọng đối với những người sáng tạo nội dung.
Tuy nhiên, việc “donate” quá mức từ những người dùng nghiện xem livestream, đặc biệt là thanh thiếu niên, đang trở thành một xu hướng đáng lo ngại, và các nền tảng mạng xã hội là đối tượng bị đổ lỗi cho trào lưu này.
Một tính năng đặc biệt gây tranh cãi là “PK”, cho phép hai người phát trực tiếp cạnh tranh với nhau để giành được nhiều quà tặng ảo hơn trong khoảng thời gian nhất định.
Năm 2022, một nhân viên thu ngân ở Bắc Kinh đã lừa đảo hơn 25 triệu NDT từ công ty và tặng hết cho những người phát trực tiếp. Đôi khi, người này thực hiện 10.000 giao dịch mỗi ngày. Cuối cùng, anh bị bắt giữ và nhận án tù 13 năm.
Sách chữa lành tại Việt Nam
Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.