Trước đây, tùy theo từng giai đoạn lịch sử, tình hình kinh tế xã hội, Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh các đơn vị hành chính, hợp nhất hoặc chia tách một số tỉnh thành. Dưới đây là bảng liệt kê tên các tỉnh, thành phố trước và sau khi chia tách:
Tên các tỉnh thành trước khi tách | Tên các tỉnh thành sau khi tách |
---|---|
Bắc Thái | Bắc Kạn, Thái Nguyên |
Bình Trị Thiên | Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) |
Cửu Long | Trà Vinh, Vĩnh Long |
Cao Lạng | Cao Bằng, Lạng Sơn |
Gia Lai - Kon Tum | Gia Lai, Kon Tum |
Hà Bắc | Bắc Giang, Bắc Ninh |
Hà Nam Ninh | Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình |
Hải Hưng | Hải Dương, Hưng Yên |
Hà Sơn Bình | Hà Tây, Hòa Bình (Hà Tây sau đó sáp nhập vào Hà Nội) |
Hà Tuyên | Hà Giang, Tuyên Quang |
Hoàng Liên Sơn | Lào Cai, Yên Bái |
Minh Hải | Bạc Liêu, Cà Mau |
Nghệ Tĩnh | Nghệ An, Hà Tĩnh |
Phú Khánh | Phú Yên, Khánh Hòa |
Quảng Nam - Đà Nẵng | Quảng Nam, TP Đà Nẵng |
Sông Bé | Bình Dương, Bình Phước |
Thuận Hải | Bình Thuận, Ninh Thuận |
Vĩnh Phú | Phú Thọ, Vĩnh Phúc |
Nghĩa Bình | Quảng Ngãi, Bình Định |
Đắk Lắk | Đắk Lắk, Đắk Nông |
Hậu Giang | Cần Thơ, Sóc Trăng |
Cần Thơ | Hậu Giang, TP Cần Thơ |
Lai Châu | Lai Châu, Điện Biên |
Các tỉnh, thành phố không bị chia tách trong quá khứ: An Giang; Bà Rịa - Vũng Tàu; Đồng Nai; Đồng Tháp; Hà Nội (sau mở rộng sáp nhập Hà Tây); Hải Phòng; TP Hồ Chí Minh (TP.HCM); Kiên Giang; Lâm Đồng; Long An; Quảng Ninh; Sơn La; Tây Ninh; Thanh Hóa; Tiền Giang; Quãng Ngãi; Thái Bình.

Ảnh minh họa. Nguồn: Traveloka
Trong quá khứ, nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam cũng từng được đổi tên, trước khi có tên gọi chính thức như ngày nay. Cụ thể:
Tên gọi cũ từng xuất hiện | Tên gọi hiện nay |
---|---|
An Xuyên | Cà Mau |
Bà Rịa | Bà Rịa – Vũng Tàu |
Ba Xuyên | Sóc Trăng |
Bình Tuy | Bình Thuận |
Đặc khu Cam Ranh | Khánh Hòa |
Gò Công | Tiền Giang |
Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Tuyên Đức | Lâm Đồng |
Kiến An | TP. Hải Phòng |
Kiến Hòa | Bến Tre |
Kiến Phong | Phần tả ngạn sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp |
Kiến Tường | Vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An |
Long Châu Hậu, Long Châu Hà, Long Châu Sa, Long Châu Tiền | An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp |
Long Khánh | Đồng Nai |
Lục Nam | Bắc Giang |
Nghĩa Lộ | Yên Bái |
Phan Rang | Ninh Thuận |
Pleiku | Gia Lai |
Quảng Tín | Quảng Nam |
Sa Đéc | Đồng Tháp |

Ảnh minh họa. Nguồn: Lữ hành Sapa
Tại Kết luận số 126-KL/TW (ngày 14/2/2025) “Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025,” Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, thành viên Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, đã chia sẻ với báo Tuổi Trẻ rằng cần nghiên cứu để giảm số lượng đơn vị cấp tỉnh xuống còn khoảng 40 hoặc ít hơn, vì cơ sở hạ tầng hiện nay, đặc biệt là giao thông và hệ thống thông tin liên lạc, đã phát triển mạnh mẽ, đảm bảo quản lý hiệu quả các khu vực rộng lớn và dân số đông.
Thái Hà