Trước thềm cuộc thảo luận ngừng bắn tại Malaysia lúc 15h hôm nay, cả Thái Lan và Campuchia đều đồng loạt lên tiếng về cuộc đụng độ biên giới sáng 28-7.
Thiếu tướng Withai Laithomya - người phát ngôn Quân đội Hoàng gia Thái Lan và Trung tướng Maly Socheata - người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia - Ảnh: The Nation
Theo tờ Khmer Times, Bộ Quốc phòng Campuchia đã cáo buộc lực lượng Thái Lan tiếp tục các cuộc tấn công tại nhiều điểm nóng dọc biên giới ngày 28-7, bất chấp các cuộc thảo luận ngừng bắn đang chuẩn bị diễn ra tại
Ông Nikorndej Balankura, Vụ trưởng Vụ Thông tin kiêm người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan - Ảnh: The Nation
Quân đội Thái phá dỡ cầu thang và cáp treo của Campuchia trên đỉnh Phu Makua
Trong diễn biến mới nhất của tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia, lực lượng quân đội Thái Lan đóng quân trên đỉnh Phu Makua, huyện Kantharalak, tỉnh Si Sa Ket, đã tiến hành phá dỡ các cầu thang và hệ thống cáp treo do quân đội Campuchia lắp đặt, qua đó tái chiếm quyền kiểm soát điểm cao chiến lược này.
Hình ảnh do quân đội Thái Lan công bố ngày 28-7 cho thấy binh sĩ Thái đã cắt đứt dây cáp treo, đồng thời phá hủy toàn bộ các cầu thang dẫn lên đỉnh do phía Campuchia dựng lên. Hành động này đã ngăn chặn hiệu quả các binh sĩ Campuchia đang đứng dưới vách đá phía dưới Phu Makua không thể trèo lên đỉnh núi.
Theo The Nation, Phu Makua là điểm chiến lược, nơi quân đội Campuchia đã chiếm giữ kể từ khi các cuộc xung đột bùng phát năm 2011. Đỉnh núi này có tầm nhìn bao quát khu vực xung quanh, bao gồm cả đền Preah Vihear, khiến vị trí này mang ý nghĩa quân sự đặc biệt quan trọng.
Quân đội Thái Lan đã tháo dỡ cầu thang và hệ thống cáp treo tạm thời do lực lượng Campuchia dựng lên trên đỉnh Phu Makua - Ảnh: The Nation
Quân đội Thái xác nhận ném bom tòa nhà Campuchia
Theo The Nation, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 của Thái Lan ngày 28-7 xác nhận đã không kích một tòa nhà bị bỏ hoang nằm trong khu vực biên giới Campuchia, sau khi phát hiện nơi này "được sử dụng làm bệ phóng vũ khí tấn công vào các khu dân cư của Thái Lan".
Theo Bộ Tư lệnh Quân khu 2, lực lượng Thái Lan đã theo dõi tình hình sát sao và phát hiện binh lính Campuchia bố trí vũ khí phóng ngay trong các khu dân cư và bên trong các tòa nhà không được xác định là căn cứ quân sự.
Bộ Tư lệnh lên án mạnh mẽ hành động này, cho rằng việc bố trí vũ khí trong khu vực dân sự là hành vi sử dụng dân thường làm "lá chắn sống", vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế.
"Việc sử dụng công trình dân sự để triển khai vũ khí tấn công không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà còn trực tiếp đe dọa tính mạng người dân vô tội" - tuyên bố nêu rõ.
Lực lượng Thái Lan cho biết vụ ném bom nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa trực tiếp đến các cộng đồng dân cư Thái Lan gần biên giới, sau khi các đợt tấn công bằng vũ khí phóng từ phía Campuchia đã khiến dân thường thiệt mạng.
Hiện phía Campuchia chưa đưa ra bình luận chính thức về vụ việc.
Campuchia cáo buộc Thái Lan tấn công, "dùng vũ khí hóa học"
Hai lãnh đạo Thái Lan đi thị sát vùng xung đột, củng cố tuyến đầuĐỌC NGAY
Phát biểu tại cuộc họp báo sáng nay, Trung tướng Maly Socheata - người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia - cho biết quân đội Thái đã mở các đợt tấn công vào khu vực Ta Moan Thom và Ta Krabei từ 3h sáng đến 5h sáng nay, với mục tiêu giành quyền kiểm soát chùa Wat Keo Kiri Svarak và mở rộng chiến sự ở các khu vực Chub Koki, Thmor Don, Veal Intry, Samaki, Ta Thav và An Ses.
Đáng chú ý, bà Socheata cũng cáo buộc Thái Lan "dùng vũ khí hóa học" từ máy bay chiến đấu để tấn công các khu vực như An Ses và Phnom Kmoach.
Ngoài ra bà cũng bác bỏ hoàn toàn cáo buộc từ phía quân đội Thái rằng Campuchia đã bắn tên lửa tầm xa PHL-03 vào lãnh thổ Thái, gọi đây là những tuyên bố "vô căn cứ, sai lệch và có chủ đích".
Quân đội Thái Lan lên án "thông tin bịa đặt" từ phía Campuchia
Ngay sau phát ngôn từ phía Campuchia, Thiếu tướng Withai Laithomya - đại diện quân đội Thái Lan, đã lên tiếng bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc từ Trung tướng Maly Socheata.
Thiếu tướng Withai gọi những cáo buộc của bà Socheata là "hoàn toàn sai sự thật và vô căn cứ", đồng thời tố Phnom Penh đang cố tình đánh lạc hướng dư luận quốc tế khỏi thực tế rằng Campuchia mới là bên khơi mào xung đột.
Quân đội Thái Lan cũng lên án các cuộc tấn công mà họ cho là do Campuchia thực hiện nhằm vào dân thường Thái Lan, gọi đó là "hành vi man rợ và phi nhân đạo".
Phía Thái Lan khẳng định nước này có quyền chính đáng trong việc bảo vệ chủ quyền và an toàn của công dân trước các hành động leo thang từ phía Campuchia.
Đồng thời Bangkok cũng nhận định các hành động gần đây của Chính phủ Campuchia cho thấy rõ sự thiếu thiện chí trong việc giải quyết xung đột thông qua các biện pháp ngoại giao, đặc biệt trong bối cảnh đàm phán ngừng bắn sắp diễn ra.
Thái Lan: Mỹ, Trung Quốc và Malaysia đã liên hệ để hỗ trợ giải quyết xung đột
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang nghiêm trọng giữa Thái Lan và Campuchia, ba nước Mỹ, Trung Quốc và Malaysia đã chủ động liên hệ với Bangkok để đề xuất hỗ trợ hòa giải.
Siêu lừa đảo bị bắt vì giả danh đại sứ quán của các nước ít được biết tới, nhằm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân với chiêu trò hứa hẹn công việc và hợp đồng hấp dẫn.
Là một trong những phường trọng điểm có nhiều khu công nghiệp nhất TP.HCM, phường Bình Dương đã chuẩn bị sẵn sàng cho đại hội Đảng bộ phường lần đầu tiên sau sáp nhập.
Quyền Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai và Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã gặp nhau để tham gia các cuộc đàm phán ngừng bắn do Malaysia làm trung gian, với sự góp mặt của Mỹ - Trung Quốc trong tư cách đồng điều phối.
Các khoản trợ cấp của chính phủ, sản lượng thuỷ điện và nước láng giềng là "cường quốc sản xuất xe điện" đang giúp xe điện "di chuyển" vào Nepal nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác.
Ngày 28/7, Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) thông báo chính thức về việc sử dụng công nghệ VAR tại trận chung kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 giữa U23 Indonesia và U23 Việt Nam.