Thủ tướng kể hai 'thời khắc đặc biệt' ứng phó sự cố thủy điện Thác Bà, đê Hoàng Long

Thủ tướng yêu cầu nguyên tắc 'ba phải': phải từ sớm từ xa, từ khi chưa xảy ra sự cố; phải ứng phó bình tĩnh, sáng suốt, kịp thời, phù hợp và an toàn, hiệu quả; phải chung tay khắc phục.

sự cố - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Kết luận tại hội nghị của Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia về công tác phòng chốngThủ tướng kể hai 'thời khắc đặc biệt' ứng phó sự cố thủy điện Thác Bà, đê Hoàng Long - Ảnh 2.Ban Chỉ đạo Trung ương kết nối với xã ở Nghệ An vừa bị chia cắt, nghe đề xuất hỗ trợĐỌC NGAY

Hay với đê Hoàng Long, tôi có điện anh Hoan (nguyên Bộ trưởng Lê Minh Hoan - PV) nói chuẩn bị phương án phá đê. Nhưng ta xác định lũ đê xuất phát từ sông Đà, nếu cắt lũ thì phải ngừng phát điện, xả lũ. Tôi nói phải theo dõi liên tục và đến rạng sáng hôm sau cơ bản nước không lên, an toàn. Do đó, trong những thời khắc đặc biệt phải có sự sáng suốt, quyết định đặc biệt” - Thủ tướng nói.

Dù vậy, khi chỉ ra những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng cho rằng thiệt hại về người vẫn còn rất lớn. Số người chết, mất tích năm 2024 gấp ba lần năm 2023 và 2,5 lần trung bình 10 năm 2014 - 2023. Nguyên nhân có thể do phức tạp hơn, mưa lũ nhiều hơn, sạt lở lớn hơn. 

Công tác dự báo, cảnh báo và truyền thông còn bất cập, chưa kịp thời so với thực tiễn. Sự chủ quan, lơ là của người dân, đặc biệt là khi đi làm trên biển, vị trí xung yếu, cần cương quyết sơ tán. Năng lực chống chịu của hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Phương tiện, trang thiết bị còn thô sơ, ảnh hưởng kết quả.

Do đó, Thủ tướng cho rằng cần làm tốt công tác cảnh báo, dự báo, nắm tình hình; ứng phó bình tĩnh, sáng suốt, bám sát thực tiễn, phân tích và đánh giá, quyết định trong lãnh đạo, chỉ đạo. 

Từ đó cương quyết với người dân, lấy tính mạng là trên hết, coi tính mạng và sự sống là trên hết, trước hết. Cương quyết di dời, cưỡng chế, cứu dân. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, người dân với cơ quan lực lượng tham gia.

Chủ động ứng phó tình hình diễn biến phức tạp

Về tình hình sắp tới diễn biến thiên tai năm 2025 còn hết sức phức tạp, không đi theo quy luật, đặc biệt ở miền Trung, nên khó dự báo, Thủ tướng cho rằng cần cố gắng phân tích, nắm tình hình, rút ra quy luật để có ứng phó phù hợp, hiệu quả hơn.

Dứt khoát chuyển đổi tư duy ứng phó kịp thời, chủ động phòng ngừa, khắc phục hiệu quả, cụ thể, lấy con người làm trung tâm, chủ thể. Việc quản lý rủi ro thiên tai là trọng tâm trong thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội. Tiếp tục hoàn thiện thể chế cho phù hợp, hiệu quả với tình hình mới.

Nâng cao năng lực dự báo, ứng phó khắc phục hậu quả; đầu tư hạ tầng cần thiết để khi ứng phó, khắc phục, dự báo có đủ điều kiện, công cụ đánh giá. Triển khai hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” trên cơ sở tập trung hoàn thiện tổ chức bộ máy về phòng thủ dân sự quốc gia. 

Tập trung lãnh đạo chỉ đạo bao trùm và toàn diện, không để bị động, bất ngờ, phân cấp phân quyền triệt để, gắn phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng giám sát kiểm tra. Phối hợp cơ quan thông tin tuyên truyền, dự báo, xây dựng Tổng đài 112 tiếp nhận hệ thống thông tin về thảm họa, sự cố, thiên tai, đảm bảo thông suốt.

Các lực lượng liên quan tăng cường quản lý quỹ phòng thủ dân sự hiệu quả; tổ chức vận hành các đơn vị phòng thủ dân sự hiệu quả, chuyên nghiệp, tinh, gọn, mạnh. Kiểm soát cháy nổ, sẵn sàng ứng phó sự cố thảm họa, ngăn chặn thông tin xấu độc, có sổ tay phòng chống thiên tai, công bố thông tin dịch bệnh, thiên tai, cân đối ngân sách cho hoạt động này… nhằm tăng năng lực phòng chống thiên tai đến từng hộ dân.

Thủ tướng kể hai 'thời khắc đặc biệt' ứng phó sự cố thủy điện Thác Bà, đê Hoàng Long - Ảnh 3.Thủ tướng: 'Không thể nói địa bàn bị chia cắt nên lãnh đạo không lên được'

Đó là yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025 chủ trì phiên họp lần thứ nhất chiều 24-7.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề