
Một nhân viên kinh doanh ngoại hối theo dõi tỉ giá hối đoái tại trụ sở Ngân hàng Hana ở Seoul ngày 9-4 - Ảnh: AFP
Theo thông cáo của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ, cơ quan này bắt đầu thực thi các mức thuế quan mới của
Một nhân viên kinh doanh ngoại hối theo dõi tỉ giá hối đoái tại trụ sở Ngân hàng Hana ở Seoul ngày 9-4 - Ảnh: AFP
Theo thông cáo của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ, cơ quan này bắt đầu thực thi các mức thuế quan mới của
Tổng thống Trump tại buổi tiệc tối của Ủy ban Quốc hội Đảng Cộng hòa (NRCC) hôm 8-4 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Bloomberg, trái với những lần trước, Trung Quốc lần này chưa lập tức đưa ra các phản ứng hay động thái nào sau khi đợt áp thuế mới của Mỹ chính thức có hiệu lực.
Tính đến 13h ngày 9-4 (giờ địa phương), Trung Quốc vẫn chưa công bố bất kỳ động thái trả đũa nào. Điều này khác hẳn với các đợt áp thuế hồi tháng 2 và tháng 3, khi Trung Quốc nhanh chóng tuyên bố các biện pháp đáp trả chỉ vài phút sau khi Mỹ đưa ra các mức thuế mới.
Tuy nhiên, Bắc Kinh được cho là vẫn có thể sẽ đưa ra quyết định đáp trả trong thời gian tới. Thực tế, với đợt áp thuế bổ sung của ông Trump hôm 2-4, khi Mỹ áp mức thuế 34% lên hàng hóa Trung Quốc, phải đến ngày 4-4 Trung Quốc mới phản ứng và công bố biện pháp trả đũa tương ứng với mức thuế 34%.
Chứng khoán châu Á giảm mạnh
Màn hình điện tử hiển thị dao động của chỉ số Nikkei trong sáng 9-4 tại Tokyo, Nhật Bản - Ảnh: REUTERS
Ngay sau thời điểm thuế đối ứng của Mỹ có hiệu lực, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm sâu hơn 5%, đồng yen tăng 1%.
Theo AFP, chứng khoán Đài Loan giảm 5,8% trong phiên giao dịch buổi chiều.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng đang giảm gần 2%, cùng mức giảm với chỉ số S&P/ASX 200 của Úc. Cùng lúc đó, chỉ số Hang Seng (Hong Kong) giảm hơn 1,5%.
Cổ phiếu tại Úc trong sáng 9-4 biến động mạnh, khiến hàng chục tỉ USD bị xóa sạch khỏi thị trường.
Đài Loan không áp thuế trả đũa, chứng khoán lao dốc
Một người đàn ông theo dõi thị trường chứng khoán Đài Loan tại Cơ Long vào ngày 8-4. Đến ngày 9-4, sau khi các mức thuế của Mỹ có hiệu lực, chứng khoán Đài Loan đóng cửa với mức giảm 5,8% - Ảnh: AFP
Hãng tin Reuters cho biết hiện Đài Loan đang nỗ lực đàm phán với Mỹ để sớm giải quyết vấn đề thuế quan sau khi Tổng thống Trump áp mức thuế 32% lên hàng hóa từ hòn đảo này. Đài Loan đã đề xuất mức thuế 0%, cam kết tăng cường đầu tư và mua sắm từ Mỹ, đồng thời khẳng định sẽ không áp dụng biện pháp trả đũa.
Theo Hãng tin AFP, các nhà xuất khẩu Đài Loan đang gấp rút tính toán và trao đổi với khách hàng Mỹ để đối phó với đòn thuế của Tổng thống Trump, vốn đang đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Dù tác động cuối cùng chưa rõ, nhiều chủ nhà máy khẳng định chuyển sản xuất sang Mỹ là điều rất khó. "Có quá nhiều bộ phận như bánh răng, dây curoa và các linh kiện khác - mà Mỹ thì không có những ngành công nghiệp này. Việc xây dựng một nhà máy ở Mỹ sẽ không xứng đáng với chi phí bỏ ra", chủ một công ty xuất khẩu máy công cụ chia sẻ.
Sau khi chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có hiệu lực, các sản phẩm của Đài Loan xuất khẩu sang Mỹ, bao gồm điện tử, linh kiện máy móc, phụ tùng ô tô và xe đạp, sẽ phải chịu mức thuế đến 32%.
Các mức thuế mới cũng giáng đòn mạnh vào thị trường chứng khoán Đài Loan. Chính phủ đã kích hoạt quỹ bình ổn thị trường chứng khoán trị giá 15 tỉ USD vào tối ngày 8-4 để trấn an nhà đầu tư, nhưng chỉ số chứng khoán chính TWII vẫn giảm 5,8% vào ngày 9-4, chạm mức thấp nhất trong gần 15 tháng.
Cổ phiếu của các tập đoàn lớn như TSMC và Foxconn - nhà cung cấp cho Apple, cũng lao dốc mạnh, với mức giảm lần lượt 3,8% và 10%.
Hiện tại, ngành bán dẫn của Đài Loan tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi mức thuế này.
Đức lo suy thoái
Bộ trưởng Tài chính Đức cho biết nước này đối mặt nguy cơ suy thoái lần nữa do căng thẳng thương mại và thuế quan từ Washington, báo Guardian đưa tin.
"Khả năng xảy ra xung đột thương mại sẽ làm gia tăng nguy cơ suy thoái, và điều này là không thể phủ nhận", Bộ trưởng Tài chính Joerg Kukies chia sẻ với đài phát thanh Deutschlandfunk hôm 9-4.
Vốn đã phải chịu hai năm liên tiếp suy thoái, và nếu nền kinh tế lớn nhất châu Âu tiếp tục sụt giảm trong năm 2025, đây sẽ là chuỗi suy thoái kéo dài hiếm có trong lịch sử nước Đức.
Theo các nguồn tin từ Hãng thông tấn Reuters, các viện kinh tế của Đức đang chuẩn bị hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2025 xuống chỉ còn 0,1%. Đáng chú ý, con số này thậm chí còn chưa tính đến tác động của các mức thuế mới do ông Trump áp đặt lên quốc gia này.
ASEAN sẽ không đáp trả thuế quan
Ngày 9-4, Tổng thư ký ASEAN, Kao Kim Hourn, phát biểu tại một hội nghị đầu tư cho biết ASEAN phải "hành động táo bạo" để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực, trong bối cảnh chính sách thuế quan của Mỹ khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải tham gia vào cuộc chiến thương mại tàn khốc.
Bao gồm 10 thành viên, các nước thuộc ASEAN nằm trong số những quốc gia phải chịu mức thuế cao nhất từ ông Trump.
Theo nhận định của Guardian, các chính phủ ASEAN đã chọn không trả đũa Washington, nhưng ưu tiên đối thoại. Với thế mạnh xuất khẩu, nhiều nền kinh tế ASEAN đứng trước nguy cơ gặp tổn hại lớn giữa cuộc chiến trả đũa thuế quan qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Phó thủ tướng Việt Nam dự kiến hội đàm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đồ họa: DUY LINH - NGỌC THÀNH
Ông Trump trồng cây tại Nhà Trắng lúc thuế quan đối ứng có hiệu lực - Nguồn: THE WHITE HOUSE