Thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất dự luật hạn chế quyền áp thuế quan của ông Trump
13:00 04/04/2025
Thượng nghị sĩ Chuck Grassley đã đề xuất một dự luật nhằm tăng cường sự kiểm soát của Quốc hội đối với các quyết định thuế quan quan trọng từ Tổng thống Donald Trump.
Thượng nghị sĩ Mỹ Chuck Grassley - chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ tại một phiên điều trần ở Washington ngày 15-1 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, ngày 3-4 (giờ địa phương), thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ Chuck Grassley - thành viên phục vụ lâu nhất của Thượng viện Mỹ - đã đệ trình một dự luật yêu cầu Quốc hội phải phê duyệt mức thuế quan mới của Toan tính của ông Trump khi áp thuế đối ứng với toàn thế giớiĐỌC NGAY
Dự luật mới được xây dựng dựa trên Đạo luật Quyền lực chiến tranh năm 1973, nhằm giới hạn quyền đơn phương áp thuế của tổng thống nếu không có sự chấp thuận từ Quốc hội.
Thượng nghị sĩ Cantwell nhấn mạnh dự luật này nhằm khôi phục vai trò giám sát của Quốc hội đối với chính sách thương mại, đảm bảo các quy tắc thương mại minh bạch, nhất quán và có lợi cho người dân Mỹ.
"Chúng ta không thể chịu đựng được một cuộc chiến thương mại kéo dài trong hai hoặc ba năm, khiến những sản phẩm của chúng ta không còn trên kệ. Chúng ta không thể có những chính sách tùy tiện gây ra sự hỗn loạn và bất ổn" - bà Cantwell chia sẻ.
Tuy nhiên, theo Reuters, dự luật của ông Grassley khó có khả năng trở thành luật vì Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump nắm giữ đa số ở cả Thượng viện và Hạ viện.
Trước đó một ngày, Tổng thống Trump đã công bố các mức thuế đối ứng với các quốc gia trên toàn thế giới. Động thái này đã làm chao đảo thị trường tài chính thế giới và gây quan ngại về tương lai thương mại tự do.
Theo đó, mức thuế "cơ bản" áp dụng với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ là 10%. Một số quốc gia nằm trong nhóm này gồm Anh, Brazil, Singapore, Úc, Chile, Argentina, Saudi Arabia...
Liên minh châu Âu (EU), Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chịu mức thuế từ 20 - 26%. Đáng chú ý, Trung Quốc và Việt Nam nằm trong nhóm bị áp mức thuế đối ứng cao nhất, lần lượt 34% và 46%.
Cuộc thăm dò của Reuters được thực hiện vào ngày 3-4 cho biết khoảng một nửa người Mỹ tin rằng việc tăng thuế nhập khẩu sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi.
"Thuế quan làm tăng chi phí hàng hóa và dịch vụ. Đây là loại thuế đánh vào người lao động Mỹ", thượng nghị sĩ McConnell phát biểu.
Tuy nhiên một số ý kiến trái ngược cho rằng thuế quan "rất quan trọng đối với đất nước", nó sẽ "mang việc làm và sản xuất trở lại Mỹ".
Nhiều nước rốt ráo đàm phán với Mỹ sau đòn thuế quan mới
Nhiều quốc gia từ châu Á đến châu Âu đang khẩn trương lên phương án đối thoại và tìm cách hạn chế ảnh hưởng từ cuộc chiến thuế quan mới của Mỹ.
Tạp chí Forbes mới đây công bố danh sách "Những tỷ phú trẻ nhất thế giới năm 2025", bao gồm 21 cá nhân siêu giàu dưới 30 tuổi. Trong đó, chỉ có 2 người là tỷ phú tự thân.
Sự kiện “The Master Channel - Season 6: Scaling Customer Growth with Performance AI & Retail Media” ngày 26/03 vừa qua đã quy tụ hơn 400 nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao và chuyên gia từ nhiều lĩnh vực.
Không chỉ có thị trường tài chính toàn cầu lao dốc do chính sách thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump mà người Mỹ cũng phải vật lộn với tác động lâu dài.
Ngày 4-4, Trung Quốc công bố một loạt mức thuế mới bổ sung và hạn chế đối với hàng hóa của Mỹ nhằm đáp trả mức thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.