Ông Rubio làm quyền lãnh đạo USAID
Theo Hãng tin Reuters, tối 3-2 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố ông đang đảm nhiệm vai trò quyền lãnh đạo Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (
Ông Rubio làm quyền lãnh đạo USAID
Theo Hãng tin Reuters, tối 3-2 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố ông đang đảm nhiệm vai trò quyền lãnh đạo Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (
Nghị sĩ Jamie Raskin phát biểu trong cuộc biểu tình trước cửa trụ sở USAID ngày 3-2 - Ảnh: REUTERS
Ngày 3-2, trong nỗ lực kiểm soát USAID, chính quyền ông Trump đã cho khóa cửa trụ sở cơ quan này tại thủ đô Washington D.C. Các nhân viên của cơ quan này bị cấm bước vào khuôn viên cơ quan.
Trước những động thái liên tục của Nhà Trắng, một nhóm nghị sĩ Đảng Dân chủ cùng hàng chục nhân viên và nhà thầu của USAID đã biểu tình trước tòa nhà này.
Tổng thống Panama Jose Raul Mulino phát biểu tại WEF ngày 22-1 - Ảnh: AFP
Ngày 3-2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố hoan nghênh quyết định rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc khởi xướng của Panama.
Trước đó, phát biểu sau cuộc hội đàm với ông Rubio, Tổng thống Panama Jose Raul Mulino cho biết sẽ không gia hạn thỏa thuận khung về việc nước này tham gia vào BRI. Thậm chí, Panama còn có thể cân nhắc việc chấm dứt thỏa thuận này trước 2 - 3 năm.
Bình luận về tuyên bố trên mạng xã hội X, ông Rubio khẳng định: "Tuyên bố của Tổng thống Mulino về việc Panama không gia hạn tham gia BRI của Trung Quốc là một bước tiến lớn cho quan hệ Mỹ - Panama, góp phần đảm bảo kênh đào Panama được tự do.
Đây cũng là ví dụ điển hình về vai trò lãnh đạo của tổng thống Mỹ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và mang lại thịnh vượng cho người dân Mỹ".
Phản hồi những tuyên bố trên, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Phó Thông gọi động thái của Panama là "một quyết định đáng tiếc".
"Chiến dịch bôi nhọ mà Mỹ và một số nước phương Tây nhằm vào Sáng kiến Vành đai và Con đường là hoàn toàn vô căn cứ," ông Phó khẳng định với báo chí.
Ông Trump điện đàm với thủ tướng Canada, có thể sắp điện đàm với ông Tập
Theo Đài CNN, ông Trump vừa hoàn tất cuộc điện đàm thứ hai trong ngày 3-2 với Thủ tướng Canada Justin Trudeau về vấn đề thuế quan. Tổng thống Mỹ khẳng định cuộc gọi đã diễn ra "rất tốt đẹp".
Khi được hỏi liệu ông sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế lên Canada hay không, ông chỉ trả lời ngắn gọn: "Cứ chờ xem".
Cũng trong ngày 3-2, Nhà Trắng thông báo ông Trump dự kiến sẽ điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình "trong vài ngày tới".
Mục tiêu cuộc điện đàm cũng là tìm thỏa thuận và tránh một cuộc chiến thương mại diện rộng.
Chia sẻ với báo chí ngày 3-2, tổng thống Mỹ khẳng định việc áp thêm 10% thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc mới là "đòn mở đầu".
Ông tuyên bố: "Hy vọng Trung Quốc sẽ ngừng đưa fentanyl sang nước ta. Nếu không, mức thuế sẽ tăng mạnh hơn nữa. Trung Quốc sẽ phải đối mặt với chúng tôi".
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh lập trường phản đối việc Trung Quốc tham gia quản lý logistics ở kênh đào Panama.
"Trung Quốc đang dính líu đến kênh đào Panama. Họ sẽ không còn ở đó lâu", tổng thống Mỹ khẳng định.
Ông Trump ra điều kiện mới với Ukraine
Ngày 3-2, ông Trump tuyên bố muốn Ukraine cung cấp đất hiếm cho Mỹ. Ông xem đây là hình thức "trả phí" cho những hỗ trợ tài chính và vũ khí mà Washington đã dành cho Kiev trong cuộc xung đột với Nga.
Chia sẻ với báo chí tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ cho rằng Ukraine sẵn sàng đáp ứng yêu cầu đó, đồng thời nhấn mạnh Mỹ cần được "bình đẳng" trong quan hệ với Kiev sau khi đã viện trợ gần 300 tỉ USD.
"Chúng tôi đang nói với Ukraine rằng họ có trữ lượng đất hiếm rất có giá trị. Chúng tôi muốn đạt được một thỏa thuận, trong đó các khoản hỗ trợ của Mỹ sẽ được 'đảm bảo' bằng đất hiếm và những thứ tương tự", ông Trump phát biểu thẳng thắn.
Cùng ngày, bốn nguồn thạo tin xác nhận các lô vũ khí Mỹ viện trợ Ukraine đã bị tạm ngừng trong vài ngày qua nhưng hiện đã được nối lại.
Động thái xảy ra khi chính quyền ông Trump xem xét lại chính sách đối với Kiev.