
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh thuế quan mới tại vườn hồng, Nhà Trắng ngày 2-4 - Ảnh: REUTERS
Ngày 2-4 (giờ Mỹ), ông Trump chính thức công bố
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh thuế quan mới tại vườn hồng, Nhà Trắng ngày 2-4 - Ảnh: REUTERS
Ngày 2-4 (giờ Mỹ), ông Trump chính thức công bố
Ông Trump giơ nắm đấm trong buổi lễ ký kết - Ảnh: AFP
Ý: Sẽ làm mọi thứ để ngăn chiến tranh thương mại
Thủ tướng Ý Giorgia Meloni - đồng minh của Washington - cho rằng mức thuế 20% đối với Liên minh châu Âu (EU) là một cách tiếp cận “sai lầm”.
"Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đạt được thỏa thuận với Mỹ, nhằm mục đích ngăn chặn một cuộc chiến thương mại mà chắc chắn sẽ làm phương Tây suy yếu, tạo lợi thế cho các quốc gia khác”, bà Meloni nhấn mạnh.
Nhật Bản "theo dõi chặt chẽ diễn biến"
Trong khi đó Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda nhận định mức thuế mới của Mỹ có thể gây ra tác động lớn đối với hoạt động thương mại giữa các quốc gia, theo Japan Times.
“Thật không may nhưng tình trạng bất ổn đang ở mức cao, do đó chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của các chính sách để nhìn nhận tác động kinh tế một cách chính xác hơn”, ông Ueda cho hay.
Hàn Quốc hỗ trợ khẩn cấp doanh nghiệp
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck Soo đã ra lệnh áp dụng các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi việc áp thuế của Mỹ, bao gồm cả ô tô, đồng thời tiến hành phân tích nội dung của các mức thuế quan và tích cực đàm phán với Washington.
"Khi cuộc chiến thương mại toàn cầu đã trở thành hiện thực, chính phủ phải huy động toàn bộ khả năng của mình để vượt qua cuộc khủng hoảng thương mại", ông Han phát biểu tại một cuộc họp với bộ trưởng tài chính và các quan chức cấp cao khác ngày 3-4.
New Zealand: Người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả giá
Ngày 3-4, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon cho rằng “thuế quan không phải là hướng đi đúng đắn” và không ủng hộ hành động áp thuế này, đồng thời dự đoán người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả giá cao hơn cho hàng hóa New Zealand, theo The New Zealand Herald.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd Mcclay cho biết nước này sẽ làm việc với Washington để nắm thêm thông tin, cũng như trao đổi với các doanh nghiệp xuất khẩu để hiểu rõ hơn tác động của mức thuế này.
Thụy Điển: Sẽ hợp tác với Mỹ
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson khẳng định nước này không muốn các rào cản thương mại ngày càng gia tăng và tệ hơn là một cuộc chiến thương mại.
"Chúng tôi muốn tìm đường quay lại con đường thương mại và hợp tác cùng với Mỹ, để người dân ở các quốc gia của chúng tôi có thể tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn", Thủ tướng Kristersson bày tỏ.
Canada "sẽ có biện pháp đối phó"
Thủ tướng Canada Mark Carney ngày 2-4 cam kết chống lại các mức thuế quan của Mỹ bằng các biện pháp đối phó, đồng thời bảo vệ người lao động của nước này. Tuy nhiên Canada và Mexico không nằm trong danh sách bị Mỹ áp thuế đối ứng lần này.
“Ông Trump đã giữ gìn những điều quan trọng trong quan hệ của chúng ta, bao gồm quan hệ thương mại Mỹ - Canada. Nhưng thuế đối với fentanyl, cũng như thép và nhôm vẫn còn đó”, ông Carney cho biết.
Brazil "đang đánh giá mọi biện pháp"
Bộ Ngoại giao Brazil ngày 2-4 (giờ địa phương) nhấn mạnh quốc gia này rất lấy làm tiếc về quyết định áp thuế 10% của Nhà Trắng.
“Chính phủ Brazil đang đánh giá mọi biện pháp để đảm bảo tính tương quan trong thương mại song phương, bao gồm cả việc trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng cho các quốc gia”, Bộ Ngoại giao Brazil cho biết trong một tuyên bố.