
Hồng y Pietro Parolin đứng bên cạnh quan tài đặt di hài của Giáo hoàng Francis ở nhà nguyện Santa Marta (nhà nguyện Thánh Marta) vào sáng 22-4 - Ảnh: REUTERS
Theo đó, tang lễ của Vatican công bố nguyên nhân Giáo hoàng Francis qua đời
Hồng y Pietro Parolin đứng bên cạnh quan tài đặt di hài của Giáo hoàng Francis ở nhà nguyện Santa Marta (nhà nguyện Thánh Marta) vào sáng 22-4 - Ảnh: REUTERS
Theo đó, tang lễ của Vatican công bố nguyên nhân Giáo hoàng Francis qua đời
Chiếc quan tài bằng gỗ bách là lớp trong cùng, tượng trưng cho sự khiêm nhường và mong manh của kiếp người. Ngoài ra, gỗ bách thường nổi tiếng với độ bền cao và hương thơm tự nhiên cũng tượng trưng cho sự sống vĩnh cửu.
Lớp thứ hai là quan tài bằng kẽm, được hàn kín để ngăn không khí, nước và vi khuẩn xâm nhập giúp làm chậm quá trình phân hủy.
Lớp ngoài cùng là quan tài bằng gỗ sồi, thể hiện sự trang trọng, phản ánh vị thế cao quý của giáo hoàng.
Tuy nhiên với tinh thần khó nghèo mà Giáo hoàng Francis đã gìn giữ và tuân phục trong suốt cuộc đời, ngài chỉ nằm an nghỉ trong chiếc quan tài bằng gỗ đơn giản, lót kẽm bên trong và được đặt tại nhà nguyện Santa Marta (nhà nguyện Thánh Marta), nơi ngài vẫn cử hành thánh lễ mỗi sáng khi còn khỏe mạnh.
Ngài mặc chiếc áo lễ màu đỏ - màu sắc tượng trưng cho lòng yêu mến Thiên Chúa và cho lòng can đảm, sự hy sinh, đầu đội mũ Mitra (hay Mitre), mang dây Pallium, chân mang giày lễ theo quy định truyền thống của Vatican.
Bên trong quan tài của Giáo hoàng Francis là bức văn kiện chính thức ghi chép tóm tắt tiểu sử và triều đại Giáo hoàng của ngài cùng những thành tựu nổi bật. Văn kiện này được đặt trong một ống kim loại nhỏ, thường làm bằng đồng hoặc thép.
Ngoài văn kiện kể trên, huy hiệu triều đại, một số vật phẩm cá nhân có ý nghĩa với ngài như thánh giá hay Kinh Thánh cũng được chôn cùng vị Giáo hoàng vừa qua đời.
Hồng y Kevin Farrell, Hồng y Pietro Parolin và Tổng giám mục Edgar Peña Parra niêm phong căn phòng của Giáo hoàng Francis ở Điện Tông tòa và phòng Giáo hoàng ở tại nhà khách Thánh Marta - Video: VATICAN NEWS
Trong bài đăng vào 7h33 sáng 22-4, Giáo chủ thị thần (hay Hồng y nhiếp chính) Kevin Farrell thông báo ngài và ba trợ lý sẽ xác nhận nhẫn Ngư Phủ và con dấu của Giáo hoàng Francis đã bị đập vỡ theo quy định.
Truyền thống của Vatican bắt buộc các hồng y nhiếp chính phải đập vỡ hoặc rạch hai đường chéo trên nhẫn Ngư Phủ, đồng thời đập vỡ con dấu của vị giáo hoàng vừa qua đời để tránh trường hợp bị mạo danh.
Nhẫn Ngư Phủ (Fisherman's Ring) là một phần trong bộ lễ phục của người đứng đầu Vatican. Kể từ giây phút đeo chiếc nhẫn này vào ngón tay, các giáo hoàng phải ghi nhớ mình đã trở thành người kế vị Thánh Peter - một ngư dân làm nghề chài lưới, phải tiếp tục sứ mạng dẫn dắt Giáo hội Công giáo của Thánh Peter.
Đặc biệt, chiếc nhẫn Ngư Phủ của Giáo hoàng Francis làm bằng bạc mạ vàng, thay vì bằng vàng như các giáo hoàng tiền nhiệm.
Ngoài ra, nơi ở chính thức của Giáo hoàng cũng sẽ bị niêm phong để tránh bị đánh cắp tài liệu. Giáo chủ thị thần sẽ là người khóa cửa căn phòng của Giáo hoàng, đóng dấu niêm phong chính thức, sau đó buộc ruy băng đỏ vào hai tay nắm cửa và tiếp tục niêm phong sợi ruy băng bằng sáp nóng.
Chuỗi hạt mân côi được đặt trong tay Giáo hoàng Francis - Ảnh: AFP
Hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican Pietro Parolin kiểm tra niêm phong căn phòng nơi Giáo hoàng Francis sống thuở sinh thời ở nhà khách Santa Marta (nhà khách Thánh Marta) - Ảnh: AFP
Chiếc nhẫn Ngư Phủ của Giáo hoàng Francis - Ảnh: UNILAD
Hồng y Kevin Farrell, Hồng y Pietro Parolin và Tổng giám mục Edgar Peña Parra niêm phong căn phòng của Giáo hoàng Francis ở Điện Tông tòa và phòng Giáo hoàng ở tại nhà khách Thánh Marta - Ảnh: VATICAN NEWS
Cận cảnh quá trình đóng sáp nóng niêm phong phòng của Giáo hoàng Francis sau khi ngài qua đời. Các lớp niêm phong chỉ được gỡ bỏ sau khi Mật nghị Hồng y kết thúc và bầu chọn ra giáo hoàng kế nhiệm - Ảnh: VATICAN NEWS