Viết tiếp câu chuyện hòa bình phiên bản do Võ Hạ Trâm, Đông Hùng thể hiện đã leo lên top 1 thịnh hành danh mục âm nhạc.
Thời gian qua, Viết tiếp câu chuyện hòa bình gây sốt với lời ca đẹp, khơi dậy tinh thần yêu nước hào hùng và đáng tự hào của người nghe ở mọi thế hệ trong dịp đại lễ 30/4.
Nhận được nhiều sự yêu mến, tuy nhiên, cũng có khán giả thắc mắc về một câu hát trong bài. Cụ thể, một cô giáo gửi câu hỏi tới Nguyễn Văn Chung: “Tại sao câu trước là ‘đổi lấy hòa bình’ rồi mà câu sau còn ‘giữa khói binh’, liệu điều đó có hợp lý không?”.
![]() |
Võ Hạ Trâm và Đông Hùng biểu diễn trong Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: FBNV. |
Về vấn đề trên, Nguyễn Văn Chung giải đáp: “Khói binh trong bài, tôi lấy từ ‘khói lửa binh đao’. Có câu chúng ta hay nghe là ‘lầm than khói lửa với binh đao’. Khói lửa là những lần giặc xâm lược khiến mọi người lầm than, còn binh đao là chiến tranh liên miên. Tôi ghép 2 từ với nhau có 2 nghĩa. Đầu tiên, khói lửa binh đao là những cuộc xâm lược, chúng ta phải đấu tranh. Nghĩa thứ 2, khói binh đại diện cho các cuộc chiến từ ngàn xưa đến tận bây giờ, từ lúc ông cha đấu tranh bằng gậy gộc, cung kiếm đến thời sau này bằng súng ống. Những người chiến sĩ ở chiến trường hay hậu phương đều nguyện lòng hy sinh. Đó là truyền thống yêu nước của cha ông và dân tộc ta từ xưa đến nay. Đó là lý do tôi dùng từ ‘khói binh’ để rút gọn cho ý nghĩa trên”.
Viết tiếp câu chuyện hòa bình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung gây sốt trên mạng xã hội suốt thời gian qua. Bản gốc của ca khúc do ca sĩ Duyên Quỳnh thể hiện và được phát hành cách đây khoảng 2 năm.
Gần đây, bản remix của ca khúc được hàng trăm nghìn video sử dụng làm nhạc nền trên nền tảng video ngắn. Bài hát cũng được ca sĩ Võ Hạ Trâm và Đông Hùng biểu diễn trong Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại TP.HCM.
Hồi ký bà Nguyễn Thị Bình dẫn đầu cuộc 'bùng nổ' sách dịp 30/4
Vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước, thị trường sách lịch sử chứng kiến sức mua bùng nổ với các ấn phẩm vạn bản. Trong đó, hồi ký Gia đình, bạn bè và đất nước của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã trở thành hiện tượng đặc biệt.
Không chỉ riêng cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình, nhiều đầu sách khác như Thành phố Hồ Chí Minh: Giờ khắc số 0, Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng, Thư vào Nam cũng ghi nhận lượng đơn đặt hàng lớn. Những tín hiệu tích cực này phản ánh sự quan tâm đặc biệt của độc giả đối với những câu chuyện chân thực từ lịch sử.