Xây nhà hàng lấn danh thắng hồ Lắk hơn 800m², 12 năm vẫn chưa xử lý xong
16:30 23/04/2025
Chủ một nhà hàng san lấp hơn 800m² đất thuộc khu vực danh thắng hồ Lắk từ năm 2013 nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn loay hoay xử lý do người vi phạm... có mối quan hệ.
Công trình trái phép của ông Hiến chiếm một phần diện tích khá lớn của lòng hồ Lắk và đang có dấu hiệu tiếp tục mở rộng - Ảnh: TRUNG TÂN
Ngày 23-4, lãnh đạo UBND thị trấn Liên Sơn xác nhận đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm được công trình xây dựng trái phép lấn chiếm danh thắng hồ Lắk, dù vụ việc đã kéo dài 12 năm.
Đổ đất, xây nhà hàng trái phép lấn hồ Lắk từ năm 2013
Công trình vi phạm là một nhà hàng 3 tầng tại buôn Jun (thị trấn Liên Sơn), tọa lạc ngay bên bờ hồ Lắk, danh thắng cấp quốc gia. Nhà hàng được xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công, hiện đã hoàn thiện và đi vào kinh doanh với khuôn viên rộng, có bán đồ ăn, hàng lưu niệm phục vụ du khách.
Chủ công trình là ông Trịnh Văn Hiến (45 tuổi, trú thị trấn Liên Sơn). Hiện ông vẫn cho thi công phần mái trong khi bên trong đã
Nhà hàng xây trái phép rộng hàng trăm mét vuông, xây dựng từ nhiều năm nay nhưng được cơi nới lên ba tầng từ cuối năm 2024 - Ảnh: TRUNG TÂN
Ông Lê Thế Anh - chủ tịch UBND thị trấn Liên Sơn - khẳng định có trách nhiệm để xảy ra sai phạm nhưng không dung túng mà "có cái khó" - Ảnh: MINH PHƯƠNG
Tuy nhiên, theo báo cáo ngày 26-11-2024 của Công an thị trấn Liên Sơn, hiện chưa đủ căn cứ pháp lý để áp dụng biện pháp ngăn chặn vì chưa lập biên bản vi phạm hành chính theo trình tự.
UBND thị trấn Liên Sơn đã kiến nghị huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn đo đạc lại hiện trạng, xác minh quyền sử dụng khu đất ông Hiến đang chiếm dụng, đồng thời đề nghị làm rõ hiệu lực của quyết định xử phạt cũ (ban hành từ năm 2013) để làm căn cứ xử lý theo quy định.
"Tuy nhiên đến nay các đề xuất của thị trấn chưa được huyện phản hồi nên chưa thể xử lý, dẫn đến việc ông Hiến ngang nhiên hoàn thiện công trình trái phép", ông Anh nói.
Ngoài nhà hàng, ông Hiến cũng làm bến tàu không phép để phục vụ chở khách du lịch trên hồ Lắk - Ảnh: MINH PHƯƠNG
Ông Lê Thế Anh thừa nhận trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tình trạng công trình cơi nới từ tháng 10-2024 bị phát hiện, yêu cầu dừng thi công nhưng đến nay đã hoàn thành.
Việc xử lý chậm do có nhiều vướng mắc về pháp lý, trong đó có việc "chưa xác định đất vi phạm", "người vi phạm có mối quan hệ".
"Tôi không nhận tiền hay quà từ ông Hiến, nhưng thực tế việc điều hành xử lý vụ việc này có nhiều khó khăn", ông nói thêm.
Liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã đến liên hệ với lãnh đạo UBND huyện Lắk để nắm thêm nhưng tất cả lãnh đạo đều nói đang bận họp.
"Đất thuê hiện trạng sao, tôi làm vậy"
Tuy hồ sơ xử lý từ năm 2013 đến nay khá rõ ràng nhưng trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trịnh Văn Hiến cho rằng đất ông thuê lại của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hiện trạng sao ông làm lại vậy.
Ông Hiến thừa nhận công trình của mình có nguồn gốc đất chưa rõ ràng nhưng ông thuê lại làm quán nhiều năm nay. Sau khi đường quanh hồ Lắk làm xong, mặt đường cao nên "vợ chồng tôi cơi nới một tí" như hiện nay.
Để loạt nhà 'săn view' mọc trái phép, xã bị phê bình
UBND huyện Lắk (Đắk Lắk) cho rằng việc để xảy ra tình trạng san lấp đất, làm nhà bên quốc lộ 27 để săn view hồ thủy điện là do xã buông lỏng quản lý, thiếu giám sát nên bị phê bình.
Lo ngại về việc mặt sân không đảm bảo để đá cúp Đông Nam Á, CLB Công An Hà Nội đề nghị Thể Công Viettel chia sẻ khó khăn, không thi đấu trên sân Hàng Đẫy.
Từng cung cấp hạn chế các dịch vụ trực tuyến, Táo khuyết dần đem đầy đủ dịch vụ gia tăng để phục vụ khách hàng trong nước. Tuy nhiên, Apple Intelligence vẫn chậm trễ.
Sau Tháp Luxury được ra mắt vào tháng 7/2024, Regal Group tiếp tục cho ra mắt tòa tháp 40 tầng thứ hai- Tháp Signature thuộc thương hiệu Regal Residence Đồng Hới - nhân dịp chào mừng sự kiện 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/2025.
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các sở, ngành triển khai nghiên cứu, tiếp thu ý kiến nhân dân, đặt tên xã, phường mới bảo đảm tính ổn định, phù hợp với đặc điểm lịch sử, văn hóa, truyền thống.
Dự án có tên Elephant trị giá 2,5 tỷ USD sẽ là nhà máy lớn thứ hai của Foxconn bên ngoài Trung Quốc và tạo ra 40.000 việc làm cho nông dân ở Devanahalli, Ấn Độ.
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.