Thiên chức làm mẹ bị đe dọa vì ung thư cổ tử cung
Sống hết mình vì tuổi trẻ, nỗ lực theo đuổi hoài bão trong công việc, đến ngưỡng tuổi lập gia đình, chị V.T.H (32 tuổi, Hà Nội) ấp ủ ước mơ cho tương lai về một tổ ấm nhỏ ngập tràn tiếng cười. Thế nhưng, cuộc sống và tâm lý của chị bị đảo lộn, kế hoạch mang thai phải tạm thời gác bỏ khi biết mình bị ung thư cổ tử cung.
Chị H. đến khám tại chuyên khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC do ra nhiều dịch âm đạo. Tại viện, kết quả xét nghiệm HPV Genotype PCR của chị dương tính với HPV type 16 - "thủ phạm" hàng đầu gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Quá trình nội soi cổ tử cung, bác sĩ phát hiện vết trắng không điển hình. Nghi ngờ bất thường, bệnh nhân được sinh thiết cổ tử cung để thực hiện xét nghiệm giải phẫu bệnh. Chị H. cho biết bản thân như "sét đánh ngang tai" với kết luận ung thư biểu mô vảy.
Chị H. càng sụp đổ hơn khi biết bệnh có nguy cơ cần phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa rằng, chị có thể không còn khả năng sinh sản.
Đối mặt với biến cố lớn của cuộc đời, chị ân hận với biết bao câu hỏi "giá như" tầm soát, dự phòng bệnh sớm hơn, "giá như" không mải mê chạy theo công việc và bỏ ngoài tai những khuyến cáo sàng lọc bệnh.
Hơn 2.000 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung mỗi năm
Theo thống kê từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), năm 2020, Việt Nam có đến hơn 4.132 phụ nữ mắc mới ung thư cổ tử cung, 2.223 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.
Theo WHO có tới 99,7% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung do virus HPV, với 14 type được xếp vào nhóm nguy cơ cao dẫn đến khối u ác tính ở cổ tử cung. Trong đó, phổ biến nhất là type 16 và 18 - nguyên nhân của hơn 70% trường hợp gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
BS.CKI. Nguyễn Thị Thùy Linh - chuyên khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết, phụ nữ trưởng thành hoạt động tình dục đều có nguy cơ nhiễm HPV một lần trong đời. Thế nhưng phải mất từ 10 - 15 năm kể từ khi nhiễm HPV, cơ thể mới xuất hiện các triệu chứng bất thường để thôi thúc chị em đi thăm khám. Do chủ quan nên nhiều trường hợp đi khám đã tiến triển ung thư cổ tử cung.
Bộ Y tế khuyến cáo, nữ giới đã quan hệ tình dục, đặc biệt nữ giới từ 21 tuổi trở lên cần xét nghiệm HPV định kỳ tối thiểu 5 năm một lần để kịp thời xử lý trong trường hợp phát hiện các bất thường ở cổ tử cung.
Xét nghiệm HPV tự lấy mẫu - Xóa tan những rào cản tâm lý e ngại
Hệ thống Y tế MEDLATEC hiện là địa chỉ phân phối bộ xét nghiệm HPV tự lấy mẫu được nhiều người lựa chọn. Do được thiết kế khoa học, đính kèm hướng dẫn sử dụng chi tiết, dễ hiểu, chị em có thể tự lấy mẫu xét nghiệm đúng cách theo hướng dẫn từ MEDLATEC.
Sở hữu hệ thống Labo xét nghiệm phủ khắp toàn quốc, MEDLATEC đảm bảo thời gian trả kết quả xét nghiệm HPV nhanh chóng, cụ thể: nhận mẫu trước 9h sáng, trả kết quả trước 16h cùng ngày; nhận mẫu sau 9h sáng, trả kết quả trước 16h ngày hôm sau.
Dịch vụ xét nghiệm HPV tự lấy mẫu được triển khai tại Hệ thống Y tế MEDLATEC với 5 bước đơn giản như sau:
Bước 1: người dân trên toàn quốc có nhu cầu, đăng ký qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bước 2: nhân viên y tế MEDLATEC đến địa chỉ khách hàng đã đăng ký để bàn giao bộ xét nghiệm HPV tự lấy mẫu.
Bước 3: khách hàng tiến hành lấy mẫu theo hướng dẫn chi tiết.
Bước 4: khách hàng bàn giao mẫu cho nhân viên y tế bằng 2 cách (tự gửi đi, hoặc liên hệ MEDLATEC tới lấy).
Bước 5: nhân viên y tế chuyển mẫu về Trung tâm Xét nghiệm và thực hiện phân tích.
Bước 6: MEDLATEC trả kết quả xét nghiệm online. Đồng thời, người dân được tư vấn bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm và hẹn lịch tái khám (nếu có).
Với mong muốn đồng hành cùng phái đẹp xua tan lo lắng về bệnh ung thư cổ tử cung, từ nay đến hết ngày 31/12, Hệ thống Y tế MEDLATEC triển khai chương trình giảm 10% xét nghiệm HPV tự lấy mẫu tại nhà - tầm soát ung thư cổ tử cung, giá 630.000 đồng.
Phụ nữ lựa chọn tương lai hạnh phúc, đừng bỏ qua xét nghiệm HPV tầm soát sớm ung thư cổ tử cung. Liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để đăng ký nhận ưu đãi, hoặc tư vấn sức khỏe.