Xịt nước hoa cũng có thể khiến da bị kích ứng

Tình trạng viêm da kích ứng hoặc phát ban có thể do sử dụng nước hoa quá đậm đặc hoặc bạn dị ứng với loại mùi hương nhất định.

Xịt nước hoa là cách để tạo nên sự quyến rũ và khẳng định phong cách cá nhân. Nhưng có những người gặp tình trạng khó chịu khi dùng nước hoa khiến da bị kích ứng.

Thực tế, tình trạng dị ứng nước hoa ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số (đối với trẻ em và thanh thiếu niên, tỷ lệ này là 1,8%).

"Có thể xảy ra hai loại ngứa phát ban khi tiếp xúc trực tiếp với nước hoa hoặc hương liệu. Bệnh nhân có thể bị viêm da tiếp xúc do kích ứng, nghĩa là sản phẩm quá mạnh hoặc đậm đặc. Bất kỳ ai cũng có thể bị kích ứng nếu dùng nước hoa có nồng độ không phù hợp", Phó Giáo sư, bác sĩ da liễu Leow Yung Hian (Singapore) cho biết.

Kiểu phản ứng da thứ hai đó là viêm da tiếp xúc dị ứng - trong đó bệnh nhân bị dị ứng với một loại hương cụ thể, khi tiếp xúc nhiều lần có thể gây phát ban cục bộ, thậm chí phát triển thành phát ban toàn thân, bác sĩ Leow cho biết.

Tại Trung tâm Da liễu Quốc gia Singapore, nơi Leow là cố vấn cao cấp, ông đã thấy những bệnh nhân bị phát ban ngứa sau khi sử dụng các sản phẩm có mùi thơm, không chỉ riêng nước hoa.

xit nuoc hoa dung cach anh 1

Xịt nước hoa có nồng độ đậm đặc có thể gây kích ứng trên da. Ảnh: Pexels.

Tiến sĩ Christopher Foo, một chuyên gia về da liễu và là cố vấn của Raffles Skin & Aesthetics, cho biết cứ khoảng vài tháng, ông lại thấy một trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng.

Foo cho biết: "Da phản ứng với hóa chất có trong nước hoa và mỗi loại nước hoa khác nhau lại chứa nhiều loại hóa chất khác nhau".

Một số hương thơm có thể được chiết xuất từ ​​tinh dầu tự nhiên, trong khi một số khác được tổng hợp để tăng cường tính ổn định hoặc tính độc đáo. Dị ứng da và mũi thường phát sinh từ các hợp chất tổng hợp như xạ hương nhân tạo hoặc chất bảo quản.

Ngay cả một số loại tinh dầu tự nhiên, mặc dù tinh khiết, có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm do tính chất cô đặc của chúng.

Một số loại tinh dầu có mùi hương có thể gây kích ứng như:

1. Tinh dầu vỏ quế: Được biết đến với đặc tính làm ấm nhưng có thể gây kích ứng hoặc mẩn đỏ cho một số người.

2. Tinh dầu sả: Thường được sử dụng vì mùi hương tươi mát, mặc dù nó có thể gây khô da và nhạy cảm ở một số người.

3. Tinh dầu bạc hà: Được ưa chuộng vì tác dụng làm mát nhưng có thể gây cảm giác ngứa ran hoặc nóng rát trên da nhạy cảm.

4. Dầu đinh hương: Có lợi vì tính chất sát trùng. Tuy nhiên, nó có thể quá mạnh và có khả năng gây kích ứng cho một số người.

5. Tinh dầu cây trà: Thường được dùng để trị mụn và kháng khuẩn nhưng một số người có thể bị khô da hoặc kích ứng.

Tiến sĩ Foo khuyên rằng nếu cơn ngứa có thể chịu được và tình trạng phát ban không quá nghiêm trọng, bạn có thể đang gặp phải phản ứng nhẹ. "Bạn có thể không cần chăm sóc y tế và chỉ cần tránh dùng sản phẩm đó trong tương lai", ông nói.

Tuy nhiên, nếu tình trạng phát ban trở nên trầm trọng hơn hoặc lan rộng, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.