Lý Tử Thất bị dị ứng nặng khi làm tác phẩm sơn mài. |
Ngày 12/11, "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất gây bất ngờ khi chính thức trở lại, đăng 3 vlog liên tiếp lên kênh của mình sau 3 năm ở ẩn vì lùm xùm tranh chấp với công ty quản lý cũ.
Trong đó, video cô làm tủ sơn mài cho bà nhận được sự chú ý lớn, thu hút hơn 100 triệu lượt xem sau 5 tiếng đăng tải. Chủ đề về "sự trở lại của Lý Tử Thất" đã nhận được hơn 270 triệu lượt xem trên Weibo.
Cô gây ấn tượng khi lấy di sản văn hóa phi vật thể Trung Quốc làm chủ đề, thể hiện một cách sinh động tính thẩm mỹ và tay nghề thủ công độc đáo của đồ sơn mài.
Chiếc tủ sơn mài của Lý Tử Thất. |
Câu chuyện về những khó khăn và đau đớn mà Lý Tử Thất và nhóm của cô đã trải qua trong quá trình làm sơn mài cũng khiến người hâm mộ bị sốc.
Trong cuộc phỏng vấn với Xinhua vào ngày 13/11, Lý Tử Thất cho biết cô và đồng đội đã bị dị ứng nặng, khiến cho việc làm tác phẩm sơn mài liên tục gián đoạn.
"Điều này vừa đau đớn vừa hạnh phúc. Lần đầu tiên đi lấy sơn mài thô về nhà, mặt tôi sưng tấy, khắp người cũng nổi những nốt sưng đỏ lớn, ngứa không thể ngủ được. Toàn thân tôi bong vảy, trầy xước, da rách ra từng mảng. Cuối cùng, cả đoàn phải đến bệnh viện để tiêm thuốc chống dị ứng", cô kể về tình trạn của mình.
Tình trạng dị ứng của Lý Tử Thất gặp phải khi tiếp xúc với nhựa cây sơn mài urushi. Trong nhựa cây này có chất urushiol, khá độc và có thể gây kích ứng da.
Bà Doãn Lý Bình, nghệ nhân thừa kế của nghệ thuật sơn mài Thành Đô, đã nói với Lý Tử Thất rằng dị ứng sơn mài là chuyện thường xảy ra. "Bà ấy nói đã làm sơn mài trong 50 năm và 50 năm bị dị ứng với nó. Đến bây giờ bà vẫn dị ứng", Lý Tử Thất kể.
Bức ảnh gương mặt "tiên nữ đồng quê" sưng phù đến mức biến dạng, khó nhận ra do dị ứng cũng lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội của đất nước tỷ dân.
Nhiều người theo dõi bày tỏ sự nể phục đối với nỗ lực, sự chân thành của nữ vlogger trong việc học hỏi để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống.
"Tiên nữ đồng quê" khiến mạng xã hội dậy sóng với màn trở lại ấn tượng. |
Cô đã đặt tên cho tác phẩm sơn mài của mình là "Ziqi Donglai" - một sự lựa chọn mang đầy tính biểu tượng. Thành ngữ này theo nghĩa đen có nghĩa là "sự may mắn đến", nhưng cũng bao gồm một từ đồng âm với tên của cô, Ziqi, và có thể được đọc là "Tử Thất đến từ phương Đông".
Lý Tử Thất cho biết trong 3 năm ngừng hoạt động trên mạng, cô đã dành thời gian để đi du lịch khắp đất nước, đào sâu kiến thức về các hình thức văn hóa truyền thống. Cô đã đến thăm hơn 100 nghệ nhân - người được kế thừa các loại hình nghề truyền thống - ở 20 tỉnh khác nhau của Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 13/11, cô cũng chia sẻ rằng có kế hoạch tiếp tục quảng bá văn hóa truyền thống Trung Quốc thông qua loạt video được thực hiện cùng với nhiều nghệ nhân khác nhau.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.