Xung đột biên giới Thái Lan - Campuchia: Nguồn cơn từ tấm bản đồ năm 1907?
16:30 28/07/2025
Theo tờ New York Times, tranh chấp biên giới Thái Lan - Campuchia có thể khởi nguồn từ một tấm bản đồ có từ năm 1907, khi Campuchia còn là thuộc địa của Pháp.
Lực lượng Thái Lan khai hỏa về phía Campuchia tại tỉnh Surin, Thái Lan ngày 25-7 - Ảnh: REUTERS
Ngày 28-7, Thái Lan và Campuchia bước sang ngày thứ 5 giao tranh liên tiếp, với triển vọng ngừng bắn vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên đây không phải trường hợp chưa có tiền lệ trong hàng thập kỷ tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia này.
Nguyên nhân sâu xa của xung đột
Đền cổ Preah Vihear - tâm điểm tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia - Ảnh: AFP
Đến năm 2008, xung đột biên giới giữa hai quốc gia Đông Nam Á này bùng nổ trở lại, sau khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận đền Preah Vihear là di sản thế giới.
Vào thời điểm đó, hồ sơ đề cử của Campuchia nhận được sự ủng hộ của Chính phủ Thái Lan khi đó do Thủ tướng Samak Sundaravej đứng đầu - đồng minh thân cận của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Các nhóm đối lập chống ông Thaksin đã lợi dụng sự ủng hộ của chính phủ đối với Campuchia để phát động một chiến dịch chống lại chính quyền Samak, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn trên khắp Thái Lan.
Cuối cùng, cả chính phủ Samak và người kế nhiệm Somchai Wongsawat đều bị phế truất vào năm 2008 thông qua một loạt phán quyết tư pháp.
Bùng lên sau hơn 1 thập kỷ
Giai đoạn 2008 - 2011 đánh dấu thời điểm căng thẳng leo thang cao độ giữa hai quốc gia, nổi bật là các cuộc đụng độ vũ trang giữa quân đội hai bên tại khu vực xung quanh đền Preah Vihear.
Đỉnh điểm vào tháng 2-2011, một đợt giao tranh ác liệt đã nổ ra, khiến ít nhất 8 dân thường thiệt mạng, 20 binh sĩ bị thương và nhiều người dân phải sơ tán.
Sau đó, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen đã đưa vấn đề chủ quyền của Campuchia đối với ngôi đền và khu vực tranh chấp xung quanh ra ICJ.
ICJ đã ra phán quyết tạm thời có lợi cho Campuchia, đồng thời yêu cầu hai bên rút quân khỏi khu vực tranh chấp. Ban đầu Thái Lan từ chối rút quân, tuy nhiên đến tháng 12-2011 hai nước đã cùng nhất trí rút lực lượng.
Năm 2013, ICJ đưa ra phán quyết cuối cùng và một lần nữa khẳng định chủ quyền của Campuchia đối với khu vực lân cận đền Preah Vihear.
Thời điểm này trùng với một giai đoạn bất ổn chính trị khác tại Thái Lan, khi chính phủ của bà Yingluck Shinawatra - em gái của ông Thaksin - đang phải đối mặt với các cuộc biểu tình lan rộng từ những nhóm chống Thaksin, theo The Conversation.
Cuộc xung đột biên giới giữa hai quốc gia lắng xuống sau phán quyết của ICJ cho đến lần đụng độ mới nhất nổ ra vào tháng 5-2025.
Cuộc xung đột hiện tại là chương mới nhất trong tranh chấp kéo dài lâu nay quanh khu vực "Tam giác ngọc lục bảo" - nơi tiếp giáp biên giới giữa Thái Lan, Campuchia và Lào. Đây là nơi có nhiều đền cổ và các yêu sách lãnh thổ chồng lấn. Mâu thuẫn âm ỉ suốt hàng chục năm đã bùng phát thành xung đột trong giai đoạn 2008 - 2011 và gần đây hơn là hồi tháng 5-2025, khi một binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa quân đội hai nước.
Đến ngày 24-7 vừa qua, cuộc xung đột leo thang thành đụng độ vũ trang đẫm máu, khiến ít nhất 35 người chết và hơn 200.000 người từ cả Thái Lan và Campuchia phải di tản.
Ngày 28-7, với sự trung gian của Malaysia và sự tham gia của Mỹ và Trung Quốc, Thủ tướng Campuchia Hun Manet và quyền Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai đã tiến hành thảo luận ngừng bắn.
Người dân Campuchia trở về từ Thái Lan tại tỉnh Battambang, Campuchia ngày 28-7 - Ảnh: AFP
Thêm một lớp bất ổn
Giáo sư Pavin Chachavalpongpun từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản) nhận định mâu thuẫn cá nhân giữa ông Hun Sen và ông Thaksin có thể góp phần khiến mâu thuẫn giữa hai nước trở nên khó lường hơn.
Một số nhà phân tích còn cho rằng mối quan hệ rạn nứt giữa hai gia tộc dường như tạo thêm một lớp bất ổn, làm trầm trọng hơn các cuộc giao tranh biên giới, cũng như khiến khả năng đạt được một giải pháp ngoại giao nhanh chóng trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên bà Paetongtarn Shinawatra - thủ tướng bị đình chỉ và hiện là bộ trưởng Văn hóa Thái Lan - mới đây đã kiên quyết bác bỏ cáo buộc từ các đối thủ chính trị cho rằng cuộc xung đột này là "cuộc đụng độ giữa hai gia tộc quyền lực" của Thái Lan và Campuchia.
Bà Paetongtarn, con gái của cựu thủ tướng Shaksin Shinawatra, cho rằng xung đột Thái Lan - Campuchia bắt nguồn từ các cuộc trấn áp lừa đảo qua điện thoại của chính quyền Bangkok.
Thái Lan trao trả 12 thi thể binh sĩ Campuchia vì nhân đạo
Ngày 27-7, Quân đội Hoàng gia Thái Lan đã trao trả cho Campuchia thi thể 12 binh sĩ nước này, những người đã thiệt mạng khi chiến đấu tại khu vực Phu Makhuea.
Chỉ xếp sau Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc), TP.HCM là nơi có tới 61% cư dân cho biết bản thân không muốn rời đi, theo khảo sát “City Pulse 2025 - The Magnetic City” của Gensler.
Siêu lừa đảo bị bắt vì giả danh đại sứ quán của các nước ít được biết tới, nhằm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân với chiêu trò hứa hẹn công việc và hợp đồng hấp dẫn.
Là một trong những phường trọng điểm có nhiều khu công nghiệp nhất TP.HCM, phường Bình Dương đã chuẩn bị sẵn sàng cho đại hội Đảng bộ phường lần đầu tiên sau sáp nhập.
Quyền Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai và Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã gặp nhau để tham gia các cuộc đàm phán ngừng bắn do Malaysia làm trung gian, với sự góp mặt của Mỹ - Trung Quốc trong tư cách đồng điều phối.
Các khoản trợ cấp của chính phủ, sản lượng thuỷ điện và nước láng giềng là "cường quốc sản xuất xe điện" đang giúp xe điện "di chuyển" vào Nepal nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác.
Ngày 28/7, Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) thông báo chính thức về việc sử dụng công nghệ VAR tại trận chung kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 giữa U23 Indonesia và U23 Việt Nam.