
Đường số 2B xuất hiện hai lần ở phường An Lạc, TP.HCM. Một đường ở phường An Lạc cũ, một đường ở phường An Lạc A cũ (quận Bình Tân), cách nhau 4km
Sau bài viết
Đường số 2B xuất hiện hai lần ở phường An Lạc, TP.HCM. Một đường ở phường An Lạc cũ, một đường ở phường An Lạc A cũ (quận Bình Tân), cách nhau 4km
Sau bài viết
Đường số 3B tại phường An Lạc A cũ
Một đường số 3B khác tại phường An Lạc cũ. Hai tuyến đường cách nhau hơn 2km, nay cùng thuộc phường An Lạc mới
Một đường Nguyễn Thị Nhỏ nối từ vòng xoay Lê Đại Hành đến đường Trần Văn Hoàng, thuộc phường Phú Thọ mới
Một đường Nguyễn Thị Nhỏ khác nối đường 3 Tháng 2 với đường Lê Quang Sung, thuộc phường Minh Phụng mới. Hai đường Nguyễn Thị Nhỏ này không giao cắt nhau, cách nhau khoảng 1km
Hai tuyến đường cùng tên Hồng Hà giao cắt nhau, dẫn về hai hướng khác nhau, dễ gây nhầm lẫn cho người lạ
Kinh nghiệm xử lý trùng tên đường
Tại hội nghị về việc đặt tên, đổi tên đường mới đây, TS Nguyễn Minh Nhựt - phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP.HCM - có phần trình bày về một số kinh nghiệm xử lý trùng tên đường trong nước và quốc tế.
Tại Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới năm 2008, Hà Nội ghi thêm địa danh hành chính (như Nguyễn Trãi - Hà Đông, Nguyễn Trãi - Thanh Xuân) để phân biệt, rồi đổi tên theo lộ trình có lấy ý kiến cộng đồng. Việc đổi tên được gắn với các dự án chỉnh trang đô thị nhằm hạn chế xáo trộn.
Tại Đà Nẵng, từ năm 1997 Đà Nẵng đổi tên ngay các tuyến trùng trong nội thành. Với đường ở khu vực ngoại thành, thành phố tạm thời thêm tên xã để phân biệt, tránh gây phiền hà trong giấy tờ, địa chỉ của người dân.
Trên thế giới, Tokyo không đặt tên đường, mà dùng hệ thống đánh số khu vực - block - số nhà. New York kết hợp tên đường với số thứ tự và tên quận (borough), như 42nd Street, Manhattan.
Một số đô thị lớn còn ứng dụng hệ thống địa chỉ thông minh và bản đồ số (GIS) để tránh trùng lặp.