
Ảnh minh họa - Ảnh: Tư liệu
Từ ngày 16-6, nghị định 154 của Chính phủ quy định về Hơn 25.600 cán bộ, công chức nghỉ việc trên cả nước đã nhận trợ cấpChi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?
Ảnh minh họa - Ảnh: Tư liệu
Từ ngày 16-6, nghị định 154 của Chính phủ quy định về Hơn 25.600 cán bộ, công chức nghỉ việc trên cả nước đã nhận trợ cấpChi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?
Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Về chính sách thôi việc sau khi đi học nghề, nghị định quy định người có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc, được cơ quan, tổ chức, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới.
Những người này sẽ được hưởng nguyên tiền lương hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa 6 tháng.
Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 6 tháng mức lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề.
Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm.
Được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục, nhưng không được tính thâm niên công tác để nâng bậc lương thường xuyên hằng năm.
Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Công chức tự nguyện xin nghỉ được hưởng chế độ nào?
Trong trường hợp công chức không thuộc diện dôi dư vì sáp nhập nếu tự nguyện nghỉ việc hoặc bị buộc thôi việc sẽ giải quyết theo quy định tại nghị định 170 có hiệu lực thi hành từ 1-7.
Nghị định quy định công chức tự nguyện xin thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc gồm được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng. Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo nghị định, tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi thôi việc.
Tiền lương tháng được tính bao gồm mức lương theo ngạch, bậc; phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.
Mức trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng được thực hiện với trường hợp có tổng thời gian công tác trước khi thôi việc từ 6 tháng đến dưới 12 tháng.
Nghị định cũng quy định rõ với công chức đã có thông báo nghỉ hưu hoặc thuộc trường hợp tinh giản biên chế hoặc buộc thôi việc theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp được hưởng chế độ trợ cấp tự nguyện xin thôi việc.
Nghị định cũng quy định cụ thể trình tự, thủ tục giải quyết thôi việc đối với công chức bị cho thôi việc.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả theo dõi, đánh giá xếp loại của công chức, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc cơ quan được phân cấp thẩm quyền quản lý hoặc được ủy quyền ra quyết định thôi việc với công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Công chức phải hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức (nếu có) trước khi bị cho thôi việc.
Trường hợp cố tình không hoàn thành việc thanh toán, cấp có thẩm quyền vẫn ra quyết định buộc thôi việc; việc xử lý với các khoản chưa thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.
8 nhóm thực hiện tinh giản biên chế theo nghị định 154
- Công chức, viên chức, người lao động dôi dư sau sắp xếp bộ máy.
- Lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức hoặc về vị trí có lương thấp hơn do cơ cấu và tự nguyện rời biên chế.
- Lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm nhằm cơ cấu lại, tự nguyện tinh giản.
- Người dôi dư khi sắp xếp vị trí việc làm nhưng không bố trí được công việc khác, hoặc bố trí được nhưng tự nguyện nghỉ.
- Người chưa đạt chuẩn trình độ với vị trí, không thể đào tạo lại hay bố trí việc phù hợp.
- Cá nhân bị xếp loại "không hoàn thành nhiệm vụ" trong năm trước hoặc năm xét tinh giản, hoặc chỉ "hoàn thành" nhưng tự nguyện.
- Người có trên 200 ngày nghỉ ốm đau trong năm hoặc đạt ngưỡng tối đa nghỉ ốm đau, tự nguyện tinh giản.
- Lao động hợp đồng không xác định thời hạn, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính.