Đông Nam Á phát tiền để kích thích tiêu dùng

Các nước Đông Nam Á đang tung ra hàng loạt gói hỗ trợ có giá trị hàng tỉ USD, phát tiền trực tiếp cho dân để kích thích tiêu dùng và tăng cường ổn định kinh tế trước nguy cơ tăng trưởng suy yếu.

Đông Nam Á - Ảnh 1.

Người dân Malaysia theo dõi bài phát biểu của Thủ tướng Anwar Ibrahim hôm 23-7 - Ảnh: AFP

Từ Malaysia, Indonesia đến Thái Lan, các Đông Nam Á phát tiền để kích thích tiêu dùng - Ảnh 2.Singapore phát tiền hỗ trợ 850.000 người cao tuổi thu nhập thấpĐỌC NGAY

Indonesia cũng công bố gói kích thích 1,5 tỉ USD nhằm phục hồi nền kinh tế. Khoảng 18 triệu người, chủ yếu thu nhập thấp, sẽ nhận 300.000 rupiah tiền mặt (18,75 USD) và 10kg gạo mỗi tháng trong tháng 6 và tháng 7. 

Theo báo Nikkei Asia, những biện pháp này đánh dấu sự đảo chiều chính sách sau thời gian thắt lưng buộc bụng của chính phủ Tổng thống Prabowo Subianto để phục vụ ngân sách cho giáo dục và đầu tư hạ tầng.

Thái Lan từng đặt kỳ vọng vào chính sách phát 10.000 baht (290 USD) qua ví điện tử cho người dân, đặc biệt nhóm người nghèo, người già và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, giữa bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu và áp lực từ biện pháp thuế quan của Mỹ, kế hoạch này đã bị hủy bỏ giữa năm 2025, theo tờ The Nation.

Thay vì phát tiền trực tiếp, Bangkok quyết định tái phân bổ 157 tỉ baht (4,81 tỉ USD) cho gói kích thích mới, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu giá rẻ và thúc đẩy các lĩnh vực then chốt như du lịch và bất động sản. Việc chuyển hướng này phản ánh sự linh hoạt trong chính sách, đồng thời cho thấy nỗi lo về hiệu quả dài hạn và rủi ro tài khóa.

Tiêu trước, lo sau?

Các chương trình phát tiền trực tiếp có thể tạo hiệu ứng tích cực tức thì đối với tiêu dùng và doanh số bán lẻ. Hàn Quốc ghi nhận hơn 4 triệu lượt đăng ký nhận tiền hỗ trợ chỉ trong ngày đầu, các kênh đăng ký trực tuyến thậm chí bị quá tải. Chính phủ Indonesia kỳ vọng GDP quý sau sẽ vượt mốc 5% nhờ gói hỗ trợ mới.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về hiệu quả thực tế. Theo chuyên gia Syetarn Hansakul chia sẻ với tạp chí Fortune, các khoản hỗ trợ tiêu dùng thường chỉ tạo hiệu ứng kích cầu ngắn hạn trong một hoặc hai quý, sau đó mức chi tiêu sẽ sớm quay về mặt bằng cũ nếu thu nhập thực tế không được cải thiện.

Gánh nặng tài khóa là mối lo lớn khác. Việc chi hàng tỉ USD diễn ra khi nhiều quốc gia đối mặt mức nợ công cao. Tại Hàn Quốc, gói trợ cấp tiêu dùng đã đẩy nợ quốc gia lên gần 1.302 nghìn tỉ won, tương đương 49,1% GDP. 

Ở Thái Lan, trước khi hủy bỏ kế hoạch phân phối 10.000 baht qua ví điện tử, mức nợ hộ gia đình đã chạm ngưỡng 92% GDP, khiến các biện pháp kích cầu dựa trên tín dụng càng gia tăng rủi ro tài chính.

Vấn đề về tính bao trùm và công bằng cũng được đặt ra. Một số chuyên gia cho rằng các gói hỗ trợ nên nhắm đến những nhóm thật sự cần thiết như người thu nhập thấp, thất nghiệp hoặc dễ bị tổn thương, thay vì phân bổ đều cho toàn dân. Nếu triển khai dàn trải, hiệu quả kích thích sẽ bị pha loãng trong khi ngân sách phải gánh thêm áp lực không cần thiết, theo Fortune.

Hàn Quốc chọn giải pháp toàn dân

Bên ngoài Đông Nam Á, tại Hàn Quốc, chính quyền Tổng thống Lee Jae Myung đã khởi động chương trình "phiếu tiêu dùng phục hồi sinh kế" trị giá 13,9 nghìn tỉ won (10 tỉ USD), theo báo Korea Herald ngày 21-7.

Mỗi người dân, không phân biệt thu nhập, sẽ nhận ít nhất 150.000 won (115 USD), trong khi hộ nghèo và gia đình đơn thân có thể nhận đến 400.000 won (308 USD). Người dân có thể lựa chọn hình thức nhận tiền bằng cách nạp vào thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước hoặc phiếu tiêu dùng khu vực.

Đông Nam Á phát tiền để kích thích tiêu dùng - Ảnh 2.Mỹ không quay lưng với Đông Nam Á

Chuyến công du của Ngoại trưởng Rubio tới Malaysia ngày 9-7 cho thấy Mỹ vẫn chọn con đường ngoại giao để giữ vai trò trong bàn cờ khu vực, bất chấp nhiều nước Đông Nam Á đang hứng chịu 'bão thuế quan' từ Washington.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề