Du khách nổi giận vì cá mập voi giả trong thủy cung ở Trung Quốc

Những người đam mê thủy cung ở Trung Quốc đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra rằng con cá mập voi khổng lồ được quảng cáo thực chất là chỉ một con robot.

Robot cá mập từng được ra mắt ở Trung Quốc. Ảnh: CGTN.

Công viên Xiaomeisha Sea World ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã mở cửa trở lại vào ngày 1/10 để trưng bày cá mập sau khi đóng cửa 5 năm để cải tạo.

Trong suốt một tuần chạy thử nghiệm, công viên biển rộng 60.000 m2 đã thu hút khoảng 100.000 du khách, mỗi người trả 40 USD để vào thủy cung. Nhưng điều khiến họ thất vọng là con cá mập khổng lồ đang bơi trong bể lớn hóa ra lại là bản sao do con người tạo ra.

Một số du khách giận dữ yêu cầu hoàn lại tiền, trong khi những người khác lên mạng xã hội chỉ trích công viên biển. "Địa điểm không đủ lớn và ngay cả cá mập voi cũng là nhân tạo", một trong những du khách cho biết, theo The New York Post. "Đến 15h, mọi người đã yêu cầu hoàn tiền".

Sea World tự bào chữa rằng họ đã chi hàng triệu nhân dân tệ để chế tạo con cá mập robot nhằm tuân thủ luật pháp Trung Quốc cấm buôn bán cá mập voi. Năm 2019, Trung Quốc đã cấm việc cắt vây cá mập cùng với việc cố tình đánh bắt cá mập ở vùng biển khơi.

Sea World tuyên bố rằng họ không bao giờ có ý định "lừa đảo" du khách. "Mặc dù với mục đích bảo vệ động vật, thà rằng họ không có một con nào còn hơn là trưng bày một con giả", một người dùng mạng xã hội Trung Quốc cho biết.

ca map anh 1

Robot cá mập được giới thiệu có thể lặn sâu 20 m. Ảnh: CGTN.

Một công ty ở Thẩm Dương đã công bố vào tháng 8 rằng họ đã sản xuất được con cá mập voi robot thông minh đầu tiên trên thế giới có thể bơi, nổi, lặn, mở và đóng miệng. Con cá mập sinh học này dài gần 5 m và nặng 350 kg, theo CGTN đưa tin.

Cá mập có thể được điều khiển từ xa và được trang bị các tính năng như bơi được điều khiển bằng chương trình và hệ thống đẩy bionic đa khớp. Theo CGTN, robot có thể bơi với tốc độ tối đa 0,7 m/s và lặn sâu 20 m.

Trước đây, các sở thú Trung Quốc đã sơn chó trông giống gấu trúc. Một số du khách đến sở thú Shanwei ở tỉnh Quảng Đông năm nay nhận ra "gấu trúc" bắt đầu thở hổn hển và sủa. Một sở thú khác ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc đã thu phí du khách cho một cuộc triển lãm mới có chủ đề "chó gấu trúc".

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.