Kim Soo-hyeon (34 tuổi), shipper của app giao hàng Coupang, là một trong số ít người giao hàng phục vụ khoảng 9.000 cư dân trên đảo Ulleung. Mới đây, video ghi lại quá trình làm việc hàng ngày của anh gây sốt trên mạng xã hội Hàn Quốc, hút gần 350.000 lượt xem và 1.400 bình luận, theo Koreatimes.
Theo video, ngày làm việc của Kim bắt đầu sớm, khi chuyến phà hàng ngày từ đất liền đến.
"Nếu thời tiết xấu hoặc phà gặp sự cố, ngày hôm đó sẽ không có chuyến giao hàng nào, tôi sẽ được nghỉ một ngày. Nhưng sau đó, việc sẽ dồn lại còn nhiều hơn", Kim nói.
Khi một chiếc xe tải chở đầy kiện hàng đến bằng phà, Kim bắt đầu phân loại các mặt hàng và chất lên xe mình. Sau khi anh đỗ xe, công việc mới thực sự bắt đầu.
"Hầu như chẳng có khoảng đất nào bằng phẳng ở đây. Phần lớn nhà dân đều ở khu vực xe tải không thể tiếp cận. Tôi thậm chí còn phải tự vác một chiếc tủ lạnh đi giao", Kim giải thích.
Kim thường xuyên phải tự bê vác hàng đem giao vì địa hình trên đảo. |
Coupang duy trì chính sách giao hàng 24 giờ cho mọi khách hàng, bao gồm cả những khách hàng ở đảo Ulleung, và ưu tiên hàng đầu của Kim là tôn trọng chính sách đó.
Giờ làm việc của anh thay đổi theo ngày. Hôm nào hên, anh hoàn thành công việc vào lúc 14h, nhưng nếu có nhiều đơn hàng hoặc chậm trễ, anh có thể phải làm việc đến gần nửa đêm.
Một lợi thế lớn đối với Kim là anh sinh ra và lớn lên trên đảo, quen thuộc với địa hình và cư dân nơi này. Trong video, khi giao hàng, anh được nhiều người chào hỏi, mời đồ ăn, nước uống khi đi ngang.
Tìm chỗ đậu xe là một thách thức lớn đối với Kim. Anh thường phải dừng xe giữa đường dù biết có xe phía sau. "Không còn lựa chọn nào khác. Tôi không thể đỗ quá xa, nhưng ở gần cũng chẳng có chỗ nào để đỗ".
Vấn đề đỗ xe khi giao hàng càng trở nên tồi tệ khi lượng khách du lịch đến đảo tăng lên. "Tôi nghe nói có gần 400.000 du khách đến đây mỗi năm, nhiều người trong số họ mang theo xe riêng", anh nói.
Khối lượng công việc của Kim gây kinh ngạc. |
Video đang lan truyền về Kim cũng cho thấy một số khía cạnh độc đáo của cuộc sống trên đảo. Cụ thể, do vị trí xa xôi, mọi thứ từ nhiên liệu đến đồ gia dụng đều đắt hơn so với trên đất liền nếu đi mua trực tiếp. Do đó, người dân trên đảo phụ thuộc rất nhiều vào việc đặt đồ và giao hàng qua Coupang, phổ biến nhất là đồ gia dụng.
Dù nhiều vất vả, Kim vẫn hài lòng với công việc của mình.
"Khối lượng công việc đúng là rất nặng, nhưng tôi vui vì kiếm được gần 7 triệu won (5.245 USD) một tháng. Tiền là động lực to lớn đối với tôi. Khi nhìn thấy tài khoản ngân hàng, mọi mệt mỏi trong tôi tan biến. Nhưng đừng hiểu lầm, chẳng có gì là miễn phí và công việc thì rất khó khăn", Kim chia sẻ.
Dưới video về Kim, một người cũng làm nghề giao hàng bình luận: "Tôi từng giao hàng đến nhiều nơi khác nhau và thậm chí nhận được giải thưởng trong công việc. Nhưng tôi không đủ can đảm để thử giao hàng ở đảo Ulleung đâu".
Một bình luận khác viết: "Anh là người mà hòn đảo cần nhất".
Sách chữa lành tại Việt Nam
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.