Ông Macron kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng: 'Nếu muốn người khác kinh sợ, bạn phải mạnh'

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vạch ra kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, cảnh báo sự tự do của châu Âu đang đối mặt với mối đe dọa lớn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ sau Thế chiến 2.

Ông Macron kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng: 'Nếu muốn người khác kinh sợ, bạn phải mạnh' - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước các lãnh đạo quân đội ở Paris, Pháp ngày 13-7 - Ảnh: REUTERS

Ngày 13-7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định sự tự do ở Ông Macron: Tự do của châu Âu đối mặt mối đe dọa lớn nhất kể từ Thế chiến 2 - Ảnh 2.Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tại châu Âu tăng thêm 4 độ CĐỌC NGAY

"Chưa bao giờ hòa bình trên lục địa của chúng ta lại phụ thuộc nhiều đến vậy vào quyết định mà chúng ta đưa ra ngay lúc này" - ông Macron nói.

Ông nói thêm nước Pháp đang đối mặt với thách thức "duy trì tự do và làm chủ vận mệnh của mình". 

Nhà lãnh đạo Pháp kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng của nước này thêm 3,5 tỉ euro vào năm tới và sau đó tăng thêm 3 tỉ euro vào năm 2027.

Vừa qua các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đồng ý cam kết chi 5% GDP hằng năm cho quốc phòng, tăng so với mục tiêu trước đó là 2%.

"Nếu muốn người khác kinh sợ, bạn phải mạnh" - Tổng thống Macron nói, đồng thời kêu gọi "huy động" tất cả các cơ quan chính phủ để bảo vệ quốc gia.

"Ai cũng phải có mặt tại vị trí chiến đấu của mình. Hiện tại chúng ta vẫn đang dẫn đầu, nhưng nếu cứ giữ tốc độ như bây giờ thì ngày mai chúng ta sẽ bị vượt qua" - ông cảnh báo.

Trong bài phát biểu, ông Macron cũng nhắc đến vụ Mỹ ném bom Iran, giao tranh giữa Ấn Độ -  Pakistan và cái gọi là "sự thăng trầm trong việc Mỹ hỗ trợ Ukraine".

Ông Macron: Sự tự do của châu Âu đối mặt mối đe dọa lớn nhất kể từ Thế chiến 2 - Ảnh 2.Tổng thống Macron: 'Châu Âu cần giảm sự phụ thuộc kép vào Mỹ và Trung Quốc'

Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Vương quốc Anh ngày 8-7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi châu Âu "giảm phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc", đồng thời thúc đẩy tầm nhìn về một “châu Âu rộng lớn hơn”.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề