Tạo ra đường ăn từ CO₂, không cần mía hay củ cải đường

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển công nghệ sinh học chuyển hóa methanol, dẫn xuất từ CO₂, thành đường trắng mà không cần trồng mía hay củ cải.

CO₂ - Ảnh 1.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố đột phá trong công nghệ biến CO₂ thành đường ăn - Ảnh: AFP

Một nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học công nghiệp Thiên Tân, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc (CAS), vừa phát triển thành công phương pháp chuyển đổi methanol - một loại rượu đơn giản - thành đường trắng (sucrose), tạo tiền đề biến Tạo ra đường ăn từ CO₂, không cần mía hay củ cải đường - Ảnh 2.Biến khí CO2 thành đá trong 2 năm, thay vì hàng ngàn nămĐỌC NGAY

Trước đây việc giảm CO₂ thành các phân tử đơn giản đã đạt nhiều tiến bộ, nhưng tổng hợp carbohydrate chuỗi dài - thành phần rất phổ biến trong tự nhiên - vẫn là thách thức lớn. Nhờ thiết kế và tối ưu quy trình, nhóm Trung Quốc đã xây dựng được các bước phản ứng ngắn, tiêu tốn ít năng lượng, đạt hiệu suất chuyển hóa cao tới 86%.

Hệ thống ivBT mới không chỉ lần đầu tiên biến methanol thành sucrose, mà còn có thể tổng hợp tinh bột với mức tiêu hao năng lượng thấp hơn các phương pháp trước. Ngoài ra nền tảng này còn được mở rộng để tạo ra nhiều hợp chất khác như amylose, amylopectin, cellobiose và các oligosaccharide, những chất có thể ứng dụng trong thực phẩm và dược phẩm.

Theo nhóm nghiên cứu, methanol dùng trong quá trình có thể sản xuất từ quá trình hydro hóa CO₂ hoặc tận dụng chất thải công nghiệp. 

Trước đó vào năm 2021, một nhóm khác thuộc Viện Vật lý Hóa học Đại Liên (cũng trực thuộc CAS) đã công bố công nghệ sản xuất methanol từ CO₂ ở nhiệt độ thấp, hiệu quả cao, mở đường cho ứng dụng CO₂ làm nguyên liệu thô bền vững.

Hiện Trung Quốc tiêu thụ khoảng 15 triệu tấn đường mỗi năm, trong đó 5 triệu tấn phải nhập khẩu. Việc trồng mía và củ cải đường với quy mô lớn đang đặt áp lực nặng nề lên tài nguyên đất và nước, nhất là khi dân số toàn cầu không ngừng tăng và khí hậu biến đổi. Vì vậy phát triển công nghệ sản xuất đường "không cần cây trồng" được coi là hướng đi chiến lược.

Nhóm tác giả nhấn mạnh: "Hệ thống của chúng tôi cung cấp một phương án đầy triển vọng, độc lập với thực vật, để tổng hợp mới các loại carbohydrate đa dạng về cấu trúc". Họ kỳ vọng nền tảng này sẽ đặt nền móng cho các nhà máy sinh học linh hoạt và "âm carbon" trong tương lai.

Dù kết quả ban đầu rất khả quan, nhóm nghiên cứu thừa nhận cần tiếp tục tối ưu enzyme, cải thiện độ bền của hệ thống và xác minh khả năng mở rộng quy mô công nghiệp trong các nghiên cứu tiếp theo.

Tạo ra đường ăn từ CO₂, không cần mía hay củ cải đường - Ảnh 3.Nồng độ CO₂ trong khí quyển cao vượt mọi thời

Nồng độ khí carbon dioxide (CO₂) trong khí quyển Trái đất vừa vượt mốc 430 phần triệu (ppm), mức cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử nhân loại.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề