Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao - Kỳ 6: Đường sắt cao tốc Hàn Quốc và 'phép màu' kinh tế
17:30 28/10/2024
'Đường sắt cao tốc chính là biểu tượng của năng lực cạnh tranh quốc gia và là nền tảng của sự phồn vinh đất nước trong thế kỷ 21...'.
"Kính thưa toàn thể quốc dân, thế giới đã tiến vào thời đại mà tốc độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định năng lực cạnh tranh.
Từ ngành công nghệ thông tin đến ngành dịch vụ hậu cần đều phải phát triển nhanh hơn các đối thủ khác, chúng ta mới có thể giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Sợ dân thiếu kim chi, Hàn Quốc phải xả kho dự trữ cải thảoTập đoàn Hàn Quốc muốn làm mô hình công nghệ cao 'thung lũng Pangyo' tại Long AnDoanh nghiệp Hàn Quốc đang quan tâm gì ở thị trường TP.HCM?
Nên nhớ đây cũng là thời điểm Hàn Quốc đang rất cần vốn để gia nhập vào hành trình phát triển trở thành cường quốc kinh tế.
Ngoài ra, việc phát triển đường sắt cao tốc ở Hàn Quốc cũng đắt đỏ hơn các nước vì địa hình phức tạp, nhiều sông núi. Họ đã tính cụ thể mỗi km đường làm ở nước này sẽ cao hơn gấp 3 lần so với làm tương tự ở Pháp.
Tuy nhiên, phe ủng hộ đã chiến thắng. Giám đốc Trung tâm giao thông đường sắt thuộc Viện Nghiên cứu giao thông vận tải Hàn Quốc, ông Choi Jin-suk, cho biết:
"Các nhân vật ủng hộ dự án xây dựng đường sắt cao tốc của Hàn Quốc đã đúng đắn khi cho rằng nguồn tài nguyên quý giá và luôn thiếu thốn nhất đối với con người chúng ta chính là thời gian. Vì vậy, tốc độ đoàn tàu giúp tiết kiệm thời gian chính là mang lại lợi ích kinh tế".
Đây cũng là thời điểm nền kinh tế Hàn Quốc đang phát triển nhanh chóng, rất cần thiết có thêm "huyết mạch" giao thông hiện đại.
Sự lựa chọn công nghệ cũng được Hàn Quốc đặt lên bàn luận. Cuối cùng họ chọn hệ thống đường sắt tốc độ cao TGV của Pháp và loại công nghệ của Nhật (chính Nhật cũng không ủng hộ chuyển giao công nghệ cho Hàn Quốc).
Dù đi sau một số nước, nhưng người Hàn đã cho thế giới thấy họ "muốn là làm được". Năm 1992, dự án xây dựng đường sắt cao tốc Gyeongbu từ Seoul đến Busan dài 350km được khởi công, thì đến tháng 10-1999 đã thử nghiệm thành công con tàu cao tốc đầu tiên chạy trên khổ đường 1,435m.
Đến năm 2004, Hàn Quốc chính thức bước vào câu lạc bộ 5 quốc gia trên thế giới có đường sắt cao tốc (lúc ấy là Nhật, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hàn Quốc) trong buổi lễ thông tuyến đường sắt cao tốc KTX ở quảng trường ga Seoul.
Điều đặc biệt là trước đó 2 năm cũng chính các kỹ sư Hàn Quốc đã chế tạo thành công đoàn tàu cao tốc của riêng mình - niềm tự hào Hàn Quốc.
Như vậy là chỉ 12 năm kể từ ngày khởi công năm 1992, quốc gia này đã có tuyến đường sắt cao tốc ngang tầm thế giới với số vốn đầu tư 12.000 tỉ won (khoảng 10,5 tỉ đô la) cùng 30.000 kỹ sư, nhân công làm việc.
Tốc độ đoàn tàu đã vượt trên 300km/h, hành khách chỉ còn mất hơn 2 giờ để đi từ Seoul đến Busan. Việc đi du lịch xa trong ngày đã thành hiện thực, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Hàn Quốc…
Cách làm của Hàn Quốc
Năm 1992, Cơ quan Xây dựng đường sắt cao tốc Hàn Quốc được thành lập để giám sát việc xây dựng này. Nhờ đó, việc xây dựng được triển khai nhanh chóng hơn nếu để Cục Quản lý đường sắt quốc gia quản lý vì phải ôm đồm quá nhiều việc.
Ông Choi Jin-suk cho rằng: "Nếu cứ giao hết mọi việc cho Cục Quản lý đường sắt quốc gia thì sẽ bị chồng chéo và không thể nhanh chóng đạt được những tiến bộ công nghệ.
Cơ quan Xây dựng đường sắt cao tốc phụ trách toàn bộ các dự án liên quan đến đường sắt cao tốc tại Hàn Quốc gồm cả việc tiếp nhận công nghệ.
Việc thành lập cơ quan chuyên biệt có năng lực và thực hiện những quyết định chiến lược đã giúp Hàn Quốc xây dựng được các tuyến tàu cao tốc như hiện nay".
________________________________________________
Ấn Độ đã lựa chọn công nghệ Shinkansen E5 của Nhật cho dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên. Dự án được khởi công từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa đâu vào đâu. Nguyên nhân vì sao dự án chậm trễ?
Kỳ tới: Ấn Độ học của người làm của mình
Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao - Kỳ 5: Mỹ với giấc mộng tàu cao tốc không thành
Ngày 22-4-2024, tuyến đường sắt tốc độ cao dài 351km nối liền nam Los Angeles (bang California) với Las Vegas (bang Nevada) khởi công.
Ở kỳ thi vào đại học hàng năm của Hàn Quốc, hình ảnh thí sinh đi muộn, quên đồ được cảnh sát hỗ trợ đã trở nên quen thuộc. Song nhiều cảnh sát đang đặt câu hỏi về tình trạng này.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
Nhân viên công ty tàu điện ở thủ đô Hàn Quốc gây tranh cãi vì công khai xúc phạm danh dự của người Trung Quốc, nói họ “ồn ào”, “thích gây rối” và là “kẻ phản diện”.
Một thành phố ở Bắc California (Mỹ) đồng ý trả gần 1 triệu USD để giải quyết vụ kiện cáo buộc cảnh sát đã sử dụng vũ lực quá mức với người phụ nữ bị bắt giữ tên Talmika Bates.
Mới đây, chính quyền vùng Zaporizhzhia, Ukraine công bố kế hoạch xây dựng thêm 23 trường học dưới lòng đất trên địa bàn vùng này, để các em học sinh có thể tiếp tục việc học.