Trực tiếp: Quốc hội giám sát tối cao về quản lý bất động sản và nhà ở xã hội

Hôm nay (28/10), Quốc hội dành phần lớn thời gian để tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Sau khi xem xem videoclip, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về báo cáo của đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Thành viên Chính phủ có liên quan giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trực tiếp: Quốc hội giám sát tối cao về quản lý bất động sản và nhà ở xã hội- Ảnh 1.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Phát  triển  chưa  bền  vững,  mất  cân  đối  cung  -  cầu

Tại  Kỳ  họp  thứ  5,  Quốc  hội  khóa  XV  đã  thông  qua  các  Nghị  quyết  về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề  “Việc  thực  hiện  chính  sách,  pháp  luật  về  quản  lý  thị  trường  bất  động  sản  và  phát  triển nhà  ở xã hội từ năm  2015 đến hết năm 2023”.

Đây  là  chuyên đề giám sát được đánh giá khó; nội dung, phạm vi giám sát rộng do thị trường bất động sản (TTBĐS) và nhà  ở  xã  hội  (NOXH)  liên  quan  đến  nhiều  ngành,  lĩnh  vực  khác  nhau,  liên  quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ, ngành, địa phương.

Hơn nữa, trong thời kỳ giám sát đã có nhiều sự thay đổi về chính sách, pháp luật; phạm vi giám sát không chỉ bao gồm những dự án mới triển khai mà còn có nhiều dự án đã và đang được triển khai từ trước đó, giao dịch bất động sản (BĐS) rất đa dạng, dẫn đến có những thông tin, số liệu không thể thu thập đầy đủ, phân tách rõ ràng.

Phát  triển  và  quản  lý  chặt  chẽ  TTBĐS,  hoàn  thiện  pháp  luật,  cơ  chế,  chính sách để phát triển và vận hành thông suốt TTBĐS, đẩy  mạnh phát triển nhà ở, đổi mới phương thức,  mô  hình  quản lý và  phát  triển  NOXH  là định  hướng  quan trọng  được xác định tại nhiều văn kiện của Đảng.

Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước, công tác ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý TTBĐS và phát triển NOXH thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và nâng cao điều kiện sống của người dân.

Giai đoạn 2015-2023, TTBĐS đã có những bước phát triển về quy mô, loại hình, số lượng, hình thức huy động vốn và các chủ thể tham gia; tạo ra khối lượng lớn cơ sở vật chất cho xã hội, giúp cho các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển và nâng cao điều kiện sống cho các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế của đất nước, đồng thời, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân.

Bên  cạnh  những  kết  quả  đạt  được,  TTBĐS  và  NOXH  còn  nhiều  tồn  tại,  bất cập,  phát  triển  chưa  bền  vững,  mất  cân  đối  cung  -  cầu;  giá  BĐS  còn  cao  so  với  thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập; chưa có phương án xử lý, giải quyết hiệu quả các khu chung cư cũ không bảo đảm điều kiện sống cho người dân; nhiều dự án gặp vướng mắc, chậm được triển khai.

Các loại hình BĐS mới gặp nhiều vướng mắc pháp lý, thiếu quy định rõ ràng, cụ thể điều chỉnh…