Vụ trúng thầu mỏ cát 370 tỉ ở Quảng Nam, đại biểu khẳng định: 'Nguy cơ bỏ cọc là chắc chắn'

Đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) dẫn lại vụ đấu giá trúng thầu mỏ cát 370 tỉ đồng ở địa phương và nêu rõ "nguy cơ bỏ cọc là chắc chắn, chúng tôi có thể khẳng định như vậy".

Vụ trúng thầu mỏ cát 370 tỉ ở Quảng Nam, đại biểu khẳng định: 'Nguy cơ bỏ cọc là chắc chắn' - Ảnh 1.

Đại biểu Dương Văn Phước - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 28-10, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) đã nêu ý kiến tranh luận với ý kiến của đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) về việc không tăng giá đặt cọc trong đấu giá.

Nguy cơ trả giá cao rồi "bỏ cọc rất cao"

Theo ông Phước, đại biểu Cường cho rằng trước hết cần Vụ trúng thầu mỏ cát 370 tỉ ở Quảng Nam, đại biểu khẳng định: 'Nguy cơ bỏ cọc là chắc chắn' - Ảnh 2.

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Ảnh: GIA HÂN

Vì sao không nên tăng phí đặt cọc?

Tranh luận lại, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nói phí đặt cọc hiện nay quy định từ 5-20%, nghĩa là một bất động sản có giá 10 tỉ đồng thì đặt cọc phải 2 tỉ. Đồng thời, không phải ai tham gia đặt cọc cũng có thể mua, mà 10 người tham gia chỉ có 1 người mua.

"Như vậy, nhiều người sẽ thấy phải bỏ vào đó đặt cọc lượng tiền khá lớn mà chưa chắc đã được mua. Nên chi phí dồn tiền đặt cọc tạo nên tâm lý cản trở nên rất ít người tham gia.

Khi càng tăng phí đặt cọc sẽ càng ít người tham gia đấu giá. Do đó, không nên tăng phí đặt cọc", ông Cường nêu.

Theo ông Cường, cần tăng các điều kiện với người tham gia đấu giá. Ví dụ, người tham gia đấu giá mua biển ô tô, nếu quy định đặt cọc tối đa 40 triệu thì không mua chỉ mất 40 triệu đồng và "chả là cái gì cả".

Nhưng nếu minh chứng mua tài sản đó phải có tiền - có thể ở trong ngân hàng như sao kê tài khoản hoặc tiền thông qua tài sản, bất động sản (chứng minh bằng sổ đỏ).

Cùng với đó, pháp luật quy định nếu đã bỏ giá mà sau này bỏ cọc sẽ bị xử lý bằng tài sản có, tương đương với giá trị đấu giá. Lúc đó, trả giá cao bao nhiêu cũng được nhưng bỏ cọc thì tài khoản ngân hàng, sổ đỏ sẽ bị đưa ra tòa phong tỏa, xử lý.

Như vậy, người không có tiền tham gia đấu giá với mục tiêu mua rồi bán lại sẽ không đủ điều kiện minh chứng, không tham gia được. Những người thực sự mong muốn mua để dùng sẽ chứng minh được ngay.

"Khi đó sẽ lọc được người đấu giá thực chất muốn mua. Đặc biệt những người trả giá cao rồi bỏ cọc chắc chắn sẽ bị xử lý tài sản rất lớn. Khi đó chắc chắn sẽ không còn bỏ cọc như thời gian vừa qua.

Việc này phải làm trước khi nộp hồ sơ và hoàn toàn có đủ điều kiện, thời gian để cơ quan quản lý kiểm soát", ông Cường nêu rõ.

Vụ trúng thầu mỏ cát 370 tỉ ở Quảng Nam, đại biểu khẳng định: 'Nguy cơ bỏ cọc là chắc chắn' - Ảnh 3.Trái phiếu bất động sản diễn biến phức tạp, chuyển vốn 'lòng vòng'

Đoàn giám sát Quốc hội đánh giá nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng phát hành trái phiếu nhiều đợt, số lượng lớn, tiềm ẩn rủi ro và các hành vi gian dối, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.