Công nhân Samsung Ấn Độ đình công lớn, cảnh sát bắt cả trăm người

Cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ khoảng 100 công nhân Samsung vì lên kế hoạch tuần hành nhằm phản đối lương thấp, đánh dấu sự leo thang trong cuộc đình công kéo dài hơn một tuần qua.

Cuộc đình công của công nhân Samsung Ấn Độ ngày càng leo thang - Ảnh 1.

Công nhân Samsung Ấn Độ tập trung bên ngoài nhà máy đình công nhằm yêu cầu mức lương cao hơn - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, cảnh sát Samsung Electronics đối mặt cuộc đình công đầu tiên trong lịch sử gần 100 nămSamsung Electronics đối mặt với cuộc đình công thứ 2 trong lịch sử

Trong khi đó, một sĩ quan cảnh sát đề nghị không nêu tên khác cho biết việc bắt giữ là do cuộc tuần hành diễn ra mà không có giấy phép.

Hiện Samsung vẫn chưa lên tiếng về vụ việc.

Cuộc đình công bắt đầu vào tuần trước khi những người công nhân dựng lều gần nhà máy để yêu cầu tăng lương và cải thiện giờ làm việc. Họ đã đội những chiếc mũ có chữ viết tắt của Trung tâm Công đoàn Ấn Độ (CITU).

Trong khi nhân viên tại các công ty như Samsung có thể tự thành lập công đoàn, việc hợp tác với các nhóm như CITU được một số công nhân coi là cách để nhận được sự ủng hộ toàn quốc và tiếng nói của họ được lắng nghe nhiều hơn.

Reuters cho biết phía Samsung không muốn công nhận bất kỳ công đoàn nào được hậu thuẫn bởi một nhóm lao động bên ngoài.

Một trong các lãnh đạo công đoàn của CITU, A. Jenitan, nói với Reuters rằng cảnh sát cũng đã bắt giữ một trong những lãnh đạo cấp cao của họ, E. Muthukumar, người đang dẫn đầu cuộc biểu tình của công nhân Samsung.

Cuộc biểu tình đã làm dấy lên lo ngại về kế hoạch của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đề ra nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để thúc đẩy chương trình "Sản xuất tại Ấn Độ" và tăng sản lượng điện tử lên gấp ba lần, trị giá 500 tỉ USD trong vòng sáu năm.

Cuộc đình công của công nhân Samsung Ấn Độ ngày càng leo thang - Ảnh 2.Chủ tịch Samsung bị biểu tình đòi tăng lương trước cổng nhà

Lãnh đạo công đoàn đại diện hàng chục ngàn nhân viên Samsung Electronics biểu tình bên ngoài nhà riêng của chủ tịch sau khi các cuộc đàm phán tăng đãi ngộ người lao động thất bại.