Nhiều nước Bắc Âu hướng dẫn người dân chuẩn bị cho chiến tranh
17:30 19/11/2024
Nhiều nước Bắc Âu mới đây lần lượt ban hành một số hướng dẫn nhằm nâng cao kỹ năng sinh tồn cho người dân trước nguy cơ chiến tranh nổ ra.
Từ ngày 18-11, Thụy Điển bắt đầu phát hành hàng triệu cuốn cẩm nang hướng dẫn cho người dân về các biện pháp chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Những cuốn cẩm nang này dày 32 trang, với tiêu đề “Nếu khủng hoảng hoặc Nga tuyên bố sẵn sàng chính thức hóa học thuyết hạt nhân sửa đổi sau động thái mới của MỹUkraine được dùng những vũ khí nào để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga?
“Tình hình an ninh đang căng thẳng. Tất cả chúng ta cần nâng cao khả năng thích nghi để đối mặt với các cuộc khủng hoảng khác nhau và tệ nhất là chiến tranh”, ông Mikael Frisell - giám đốc Cơ quan dự phòng dân sự Thụy Điển (MSB), đồng thời cũng là cơ quan phát hành cẩm nang - cho biết.
Cuốn cẩm nang bằng tiếng Anh và tiếng Thụy Điển đề cập đến các mẹo bảo quản thực phẩm và nước uống, kinh nghiệm trồng trọt, cách sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp cùng một số kỹ năng sinh tồn khác. Cẩm nang cũng đề xuất người dân chuẩn bị khoai tây, bắp cải, cà rốt, trứng cùng hộp đựng sốt mì ý.
Ngoài ra phiên bản kỹ thuật số còn được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Ba Tư, tiếng Ukraine, tiếng Ba Lan, tiếng Somalia và tiếng Phần Lan.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Thụy Điển đã nhiều lần kêu gọi người dân chuẩn bị cả về tinh thần và vật chất cần thiết trong trường hợp có một cuộc xung đột vũ trang xảy ra.
Trong khi đó, Phần Lan ra mắt một trang web hướng dẫn người dân cách ứng phó với các cuộc khủng hoảng khác nhau. Theo đó đề nghị người dân đảm bảo họ có thể tự chăm sóc bản thân, ít nhất là trong giai đoạn đầu, khi xảy ra tình huống khủng hoảng. Các vật dụng họ cần có bao gồm thuốc iod, thực phẩm dễ chế biến, năng lượng dự phòng.
Phần Lan có chung đường biên giới dài 1.340km mới Nga, vì vậy quốc gia Bắc Âu này luôn duy trì trạng thái cảnh giác cao độ. Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022, Helsinki đã công bố kế hoạch xây dựng hàng rào biên giới dài 200km với Matxcơva.
Tương tự, người dân Na Uy gần đây cũng nhận được tài liệu khuyến khích họ chuẩn bị để tự lo liệu trong vòng một tuần nếu xảy ra chiến tranh, thời tiết cực đoan hoặc các mối đe dọa khác, theo Đài BBC.
Ông Tore Kamfjord tại Cục Bảo vệ dân sự Na Uy (DSB) cho biết: "Chúng tôi đã gửi 2,2 triệu bản in cho các hộ gia đình tại Na Uy". Tài liệu này liệt kê danh sách các vật dụng hộ gia đình cần trang bị, bao gồm thuốc và thực phẩm có thời gian bảo quản lâu như đồ đóng hộp, thanh năng lượng hay mì ống trong trường hợp chiến tranh nổ ra.
Trước đó vào mùa hè, Cơ quan tình trạng khẩn cấp Đan Mạch cho biết đã gửi email đến người dân để đưa ra thông tin chi tiết về nguồn nước, thực phẩm và thuốc men cần thiết trong vòng 3 ngày nếu xảy ra khủng hoảng.
Nga chỉ trích chính quyền ông Biden vụ cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga
Điện Kremlin nói nếu quả thật Mỹ cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa của Washington để tấn công vào lãnh thổ Nga, thì điều này làm tăng sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến.
Dự án chỉnh trang đường Thùy Vân - Bãi Sau biển Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 1.094 tỷ, được kỳ vọng góp phần phát triển KT-XH, đưa du lịch Vũng Tàu vươn tầm quốc tế.
“Gạo sẽ là mặt hàng ngày càng khan hiếm trên toàn cầu do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cực đoan mà khả năng phục hồi của nhiều quốc gia là không thể. Nếu cứ để ngành hàng lúa gạo sản xuất, kinh doanh như hiện tại thì mỗi năm Việt Nam tự đánh mất khoảng 5 tỷ USD.” - ông Phạm Thái Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An - cho hay.
Theo Charles Schwab, nhiệm vụ hạ nhiệt giá cả của Fed có thể sẽ gặp phải một số trở ngại và có một số tín hiệu mà thị trường cần chú ý để theo dõi về rủi ro này.
Cùng với quy hoạch trở thành thành phố thông minh, thành phố khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến…hạ tầng Hòa Lạc cũng đang được đầu tư mạnh mẽ trở thành trung tâm kết nối phía Tây Hà Nội mở ra tiềm năng cho thị trường bất động sản nơi đây.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo thuế quan trả đũa có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế châu Á, làm tăng chi phí và gián đoạn chuỗi cung ứng, dù khu vực này vẫn là động lực tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu.
Vướng mắc pháp lý được đánh giá là nút thắt lớn nhất của thị trường bất động sản nhiều năm nay. Đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường đình trệ, nguồn cung khan hiếm, và đặc biệt nhiều mâu thuẫn giữa chủ đầu tư, khách mua nhà cũng bắt nguồn từ đây.