'Tâm và Gia Huy' và trào lưu Việt hóa tên nước ngoài

Sức sáng tạo của Gen Z tiếp tục được chứng minh bằng trào lưu đổi tên nhân vật hoạt hình nước ngoài, như "Tâm và Gia Huy", "Phương và Phát", "Bách Thập"...

Những ngày gần đây, hai cái tên “Tâm” và “Gia Huy” bất ngờ trở nên phổ biến trên mạng xã hội, nhận được sự quan tâm lớn từ Gen Z. Thực chất, đây vốn là tên của mèo Tom và chuột Jerry, hai nhân vật hoạt hình gắn bó với tuổi thơ của nhiều bạn trẻ, sau khi đã được đổi sang tiếng Việt.

Nguồn gốc của “Tâm và Gia Huy” đến từ một bài đăng trên mạng xã hội của tài khoản Long Hoàng vào tháng 5.

Người này đã chỉnh sửa bức ảnh giới thiệu cặp nhân vật trong phim hoạt hình Mỹ Tom and Jerry và đặt cho chúng các tên tiếng Việt, lần lượt là “Tâm” (Tom) và “Gia Huy” (Jerry). Cách phiên âm tiếng Việt có độ chính xác cao về ngữ âm khiến nhiều người trẻ cảm thấy thích thú.

Không dừng lại ở “Tâm và Gia Huy”, Gen Z nhanh chóng tạo ra trào lưu đổi tên nước ngoài của các nhân vật phim hoạt hình sang tiếng Việt, như "Phương và Phát" (Phineas and Ferb), "Bách Thập" (Ben 10), Bóng rồng Gen Z (Dragon Ball Z)...

Một số người thậm chí “trổ tài” thiết kế, chỉnh sửa những tên gọi Việt hóa ở trên vào poster bộ phim tương ứng, tăng thêm phần hài hước cho trào lưu ngộ nghĩnh này.

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Gen Z dịch tên nhân vật nước ngoài sang tiếng Việt, nhưng trào lưu vẫn được đón nhận nhiệt liệt mỗi lần quay trở lại.

Đầu năm 2021, một số nhân vật manga, anime Nhật Bản từng gây sốt cộng đồng mạng sau khi được phiên âm tên sang Hán Việt, như Tuyền Qua Minh Nhân (Uzumaki Naruto), Đa Lạp A Mộng (Doraemon), Công Đằng Tân Nhất (Kudo Shinichi)...

Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn

Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.