Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao - Kỳ 6: Vì sao Ấn Độ chọn tàu cao tốc Shinkansen Nhật?

Một trong những thảm họa tàu hỏa tồi tệ nhất trong lịch sử Ấn Độ xảy ra ngày 2-6-2023. Ba đoàn tàu hỏa va chạm nhau ở huyện Balasore thuộc bang Odisha (miền đông Ấn Độ) làm 288 người thiệt mạng và hơn 1.100 hành khách bị thương.

Kỳ 6: Vì sao Ấn Độ chọn tàu cao tốc Shinkansen Nhật? - Ảnh 1.

Tàu tốc hành Vande Bharat Express vận tốc 160km/h, bước đệm để Ấn Độ tiến tới tàu cao tốc - Ảnh: dnaindia.com

Nguyên nhân tai nạn là do hệ thống tín hiệu gặp sự cố.

Đầu tư vào đường sắt tốc độ cao cực kỳ có lợi vì nhiều lợi ích, nhất là đưa công nghệ mới vào Ấn Độ, về lâu dài sẽ dẫn đến cải thiện mạng lưới đường sắt nước nhà.

AMITABH KANT

Tàu tốc hành - bước đệm của tàu cao tốc

Mạng lưới đường sắt Ấn Độ ra đời cách đây hơn 160 năm, do đó có thể nói đây là một trong những mạng lưới đường sắt lâu đời nhất thế giới. 

Hiện nay, đường sắt Ấn Độ có mạng lưới lớn nhất châu Á và lớn thứ tư thế giới với tổng chiều dài gần 70.000km. Dù vậy, hầu hết tàu hỏa đều chạy chậm, đông đúc, cũ kỹ và không thoải mái trong khi các nước lân cận đã khai thác những đoàn tàu cao tốc hiện đại từ nhiều năm nay. Đó là lý do Ấn Độ muốn xây dựng

Tàu tốc hành Vande Bharat Express vận tốc 160km/h, bước đệm để Ấn Độ tiến tới tàu cao tốc - Ảnh: dnaindia.com

Ấn Độ đã lựa chọn công nghệ Shinkansen E5 của Nhật cho dự án MAHSR. Chuyên gia Amitabh Kant, đại diện của Ấn Độ tại nhóm G20, đưa ra nhiều lý do: Đây là hệ thống tàu cao tốc lâu đời nhất vận hành với vận tốc lên tới 320km/h; hệ thống an toàn nhất thế giới vì không có hành khách nào tử vong trong 50 năm qua; hệ thống đúng giờ nhất thế giới với độ trễ trung bình chỉ trong một phút mỗi chuyến; hệ thống có khả năng phát hiện động đất và tự động dừng tàu khẩn cấp.

Ông so sánh hệ thống của Trung Quốc tuy lớn nhất về số km đường ray nhưng chỉ mới ra đời gần đây và đã có trường hợp hành khách tử vong.

Theo tạp chí Global Railway Review (Anh), yếu tố quan trọng để Ấn Độ chọn Nhật vì Nhật là quốc gia duy nhất đồng ý chuyển giao công nghệ và cung cấp nguồn tài trợ ưu đãi cho dự án MAHSR.

Dự án có chi phí ước tính ban đầu 17 triệu USD được tiến hành với khoản vay ODA từ Nhật chiếm 81%. Nhật còn kèm theo chương trình đào tạo toàn diện cho các kỹ sư đường sắt Ấn Độ và thành lập một viện đào tạo tốc độ cao ở Ấn Độ.

Ngoài chuyển giao công nghệ, Nhật còn chuyển giao sản xuất, bao gồm sản xuất trên quy mô lớn các toa tàu, hệ thống tín hiệu, các thiết bị và linh kiện điện khác tại Ấn Độ hướng tới mục tiêu Ấn Độ sẽ trở thành trung tâm sản xuất toa xe đẳng cấp có thể xuất khẩu ra thế giới.

Đặc biệt, theo TS Chitresh Shrivastva, tàu cao tốc của Nhật sẽ đóng vai trò là hành động thay đổi xã hội và tâm lý to lớn. Nó sẽ thay đổi tư duy của người dân Ấn Độ, đặc biệt tư duy về đường sắt và dạy họ nghệ thuật của sự xuất sắc, an toàn, đúng giờ và hoàn hảo.

____________________________________________________________

Trung Quốc khởi xây đường sắt cao tốc chậm hơn các nước, thậm chí chậm hàng chục năm so với Nhật, nhưng họ đã gặt hái được kết quả to lớn làm thế giới phải ngỡ ngàng. Bí quyết của Trung Quốc là gì?

Kỳ tới: Bí quyết phát triển đường sắt cao tốc của Trung Quốc

Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao - Kỳ 6: Vì sao Ấn Độ chọn tàu cao tốc Shinkansen Nhật? - Ảnh 3.Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao - Kỳ 6: Đường sắt cao tốc Hàn Quốc và 'phép màu' kinh tế

'Đường sắt cao tốc chính là biểu tượng của năng lực cạnh tranh quốc gia và là nền tảng của sự phồn vinh đất nước trong thế kỷ 21...'.