![]() |
TikToker Phan Bảo Long bị chỉ trích vì từng bênh vực sản phẩm kẹo Kera. Ảnh: Phan Bảo Long/Facebook. |
Ngày 6/4, TikToker Phan Bảo Long đăng tải video "gửi lời xin lỗi chân thành" đến người theo dõi vì những thông tin bản thân đưa ra thời gian qua, liên quan vụ kẹo rau củ Kera.
Anh giải thích sự việc bắt đầu từ ngày 24/2, khi Quang Linh Vlogs lên tiếng xin lỗi vì phát ngôn quảng cáo "1 viên kẹo tương đương 1 đĩa rau".
"Khi đó, cá nhân Long cũng nhìn ra đó là câu sai rất sâu sắc và Long có lên video nói về việc khuyên trẻ em không nên sử dụng kẹo này", nam TikToker nói, phát lại một đoạn trong video cũ.
Sau đó, mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin khác về kẹo Kera, đặc biệt là thông tin sản phẩm này nhập từ Trung Quốc. Nam TikToker nói khi đó bản thân với vai trò là người làm về thực phẩm bổ sung nên cũng tò mò, muốn xem thực hư sản phẩm này có đúng được sản xuất tại Đắk Lắk hay không. Anh quyết định đến tận nơi kiểm tra và được phía nhà máy cho vào bên trong sau khi "xin phép như một người đại diện người tiêu dùng tới xác nhận".
TikToker này cho biết mình đã gạt đi tin đồn kẹo Kera sản xuất ở Trung Quốc sau khi đăng tải video đến nhà máy.
Đến khi xuất hiện tiếp thông tin nhà máy không có vùng trồng rau, Phan Bảo Long tiếp tục trở lại Đắk Lắk kiểm chứng và nói được đại diện nhà máy đưa đến xã Yang Mao, huyện Krông Bông.
"Từ ban đầu, Long đứng về phía người tiêu dùng nên muốn tìm hiểu thật sâu sát, giống như thời Long đi test (kiểm tra - PV) thuốc giảm cân", nam TikToker khẳng định.
![]() |
TikToker Phan Bảo Long xin lỗi về những phát ngôn vụ kẹo rau củ Kera. Ảnh cắt từ clip. |
Tuy nhiên, Phan Bảo Long thừa nhận bản thân có những sai lầm trong việc đăng tải thông tin liên quan đến vụ việc.
Cụ thể, anh đã tin vào những gì được đại diện nhà máy cho xem, "đến tận nơi thấy được rau, bột rau và cứ nghĩ đó là đúng" mà không xét đến việc có thể có những góc khuất khác. Ngoài ra, anh tự nhận mình thiếu góc nhìn khách quan, khi đưa vào cảm xúc yêu thích Quang Linh Vlogs, Hoa hậu Thùy Tiên.
"Thứ 3, một cái dẫn đến hành động rất dở của Long, là một người làm chuyên môn, biết về sorbitol, phân tích về sorbitol nhưng lại không đưa ra những khuyến cáo cho người dùng. Đây là một trong những sai lầm lớn của Long", anh nói.
Dưới video phân trần, xin lỗi của nam TikToker, nhiều dân mạng vẫn chưa hài lòng và nghi ngờ độ chân thành, hối lỗi của anh. Bởi trong livestream ngày 5/4, anh vẫn tỏ ra khá dửng dưng. Khi nhiều dân mạng cảnh báo nên cẩn thận vì lan truyền thông tin không đúng, anh nói: "Mình vẫn bình thường. Cơ bản sự việc của mình đến đó thôi. Mình cũng không quảng cáo hay bán kẹo rau Kera".
Trước đó, Phan Bảo Long là một trong những TikToker lên tiếng bảo vệ sản phẩm kẹo Kera, đăng nhiều video phân tích thành phần và khẳng định sản phẩm "có giá trị", nhưng "sai ở vấn đề truyền thông" của nhãn hàng.
Phan Bảo Long còn cho rằng nhiều người "cạnh tranh không lành mạnh" và phản ứng với kẹo Kera vì có lợi ích ra mắt sản phẩm mới, để bán được hàng và nhận định đó là hành động "không đạo đức".
Đừng làm việc quá sức
Theo tác giả James Suzman, Đông Á được coi là khu vực đang phải chịu hậu quả nặng nề từ thực trạng nhân viên làm việc quá sức. Những con số đáng báo động về "văn hóa 996" ở Trung Quốc, hiện tượng "karoshi" (làm việc đến chết) tại Nhật Bản... được đề cập trong cuốn sách Lịch sử việc làm khiến chúng ta phải giật mình.