Video con tôm hùm quằn quại trên bàn ăn khiến nhà hàng bị chỉ trích

Một nhà hàng ở quận Jongno (Seoul, Hàn Quốc) bị la ó khi phục vụ con tôm hùm trong trạng thái bị chặt thân, đầu đội vương miện và vẫn cử động càng, chân.

Video ghi lại món ăn được chia sẻ trên mạng xã hội hôm 22/9. Video do A, người chơi từng tham gia show hẹn hò nổi tiếng, đăng tải và nhanh chóng lan truyền, dấy lên sự phẫn nộ từ dân mạng xứ củ sâm.

Trong video, A và một người bạn đi ăn tại nhà hàng phục vụ món tôm hùm. Khi được đem lên, phần thân con tôm hùm đã bị chặt đứt hoàn toàn, trong khi phần đầu tôm đội chiếc vương miện, đang vật lộn trên một chiếc đĩa lớn, theo Koreatimes.

Ngoài vương miện, một bên càng của con tôm hùm được kẹp bông hoa, bên còn lại kẹp một phong thư. A chú thích video: "Chúng tôi gọi món 'Tôm hùm chào mừng' và có một con tôm chào đón chúng tôi. Nhờ có nó, chúng tôi đã được thưởng thức một món nướng bơ ngon tuyệt".

nau tom hum anh 1

Hình ảnh món tôm hùm quằn quại gây tranh cãi.

Trong khi một số người xem thấy video buồn cười, phần lớn lại lên án hành động này.

"Thật ghê khi bạn thấy thích thú trước sự đau đớn của một con vật như vậy", "Thật xúc phạm. Làm sao họ có thể đội vương miện cho một con tôm hùm đang quằn quại trong đau đớn và nghĩ rằng điều đó là giải trí?" là các bình luận dưới video.

Không giống như Hàn Quốc, nơi các loài giáp xác như tôm hùm không được bảo vệ theo luật phúc lợi động vật hiện hành, một số quốc gia trên thế giới đã có động thái để bảo vệ các loài động vật này.

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các loài giáp xác, bao gồm tôm hùm, cua và bạch tuộc, có thể cảm thấy đau. Do đó, một số quốc gia đã ban hành luật điều chỉnh cách chế biến những loài vật này, đảm bảo chúng bị giết một cách nhân đạo trước khi được chế biến.

Ví dụ, Thụy Sĩ đã sửa đổi luật bảo vệ động vật vào năm 2018, cấm chế biến tôm hùm sống. Theo quy định mới, tôm hùm phải bị sốc điện hoặc phải xử lý phần đầu trước khi luộc.

Các quốc gia như Na Uy và New Zealand cũng đã cấm việc nấu thẳng các loài giáp xác sống.

nau tom hum anh 2

Một số nước ra quy định phải chế biến các loài giáp xác như tôm hùm một cách nhân đạo. Ảnh: Pexels.

Tại Anh năm 2021, các nhà nghiên cứu tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE) đã xem xét hơn 300 nghiên cứu đo lường khả năng cảm nhận của động vật giáp xác.

Nghiên cứu kết luận rằng, không giống như các loài động vật không xương sống khác, các loài giáp xác và chân đầu có hệ thần kinh trung ương phức tạp, một đặc điểm chính của các loài có tri giác. Do đó, Anh đã cấm vận chuyển tôm hùm sống.

Ngược lại, Đạo luật Bảo vệ Động vật hiện tại của Hàn Quốc chưa mở rộng phạm vi bảo vệ cho các loài động vật không xương sống như giáp xác và chân đầu. Luật hiện chỉ áp dụng cho các loài động vật có xương sống có hệ thần kinh phát triển và có khả năng cảm thấy đau.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.